08/04/2025 06:06 GMT+7

Học 2 buổi, đóng thêm tiền, có khác gì dạy thêm?

"Con tôi đã đóng học phí theo quy định nhưng vẫn phải đóng tiền học buổi hai. Cùng một chương trình học, như thế là phải đóng tiền hai lần không?".

học 2 buổi - Ảnh 1.

Các trường được tổ chức ôn tập miễn phí cho học sinh cuối cấp nhưng không thuộc nội dung nằm trong dạy hai buổi/ngày - Ảnh: NAM TRẦN

Một phụ huynh có con học lớp 9 ở quận Hà Đông (Hà Nội) bức xúc.

Khác gì dạy thêm?

Trong nhóm phụ huynh một trường THCS ở quận Hà Đông, khá nhiều phụ huynh bày tỏ thắc mắc như trên.

Chị Huyền, một phụ huynh trong nhóm này, chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ tại cuộc họp phụ huynh vào tháng 2, ngay sau khi có thông tư 29 về dạy thêm - học thêm, trường thông báo dạy hai buổi/ngày để dạy chương trình chính khóa. 

Mục đích là giãn tiết học từ một buổi ra hai buổi để học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn. Nhưng ở buổi họp trường không hề thông báo phụ huynh phải đóng thêm tiền cho buổi hai. Chính vì thế phụ huynh đã đồng thuận.

Nhưng khi triển khai dạy hai buổi/ngày thì giáo viên chủ nhiệm mới thông báo cụ thể về hai khoản thu. 

Thứ nhất là học phí thu theo quy định nhà nước (155.000 đồng/tháng/học sinh). Thứ hai là tiền học hai buổi/ngày thực hiện theo nghị quyết của HĐND TP Hà Nội đối với dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục - đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập (235.000 đồng/học sinh/tháng).

"Cô giáo nhấn mạnh hai khoản thu này độc lập, không trùng nhau. Trong khi theo phụ huynh biết thì học phí đã đóng để học sinh được học đủ chương trình chính khóa, giờ cũng vẫn chương trình đó lại phát sinh hai khoản tiền? 

Trước đây khi còn dạy thêm trong trường, học sinh học đủ chương trình vào buổi sáng và nhà trường tổ chức dạy thêm thu tiền buổi chiều. 

Giờ không còn dạy thêm thì đây giống như cách trường lách luật để thu tiền của phụ huynh. Điều đáng nói là khi trường dạy thêm thì học sinh đăng ký tự nguyện, còn như hiện nay 100% học sinh buộc phải học", chị Huyền chia sẻ.

Một phụ huynh khác cũng bày tỏ: "Tôi nghe nói sắp tới sẽ miễn học phí cả ở cấp trung học. Nhưng thực tế hiện nay thì chúng tôi đang phải đóng học phí hai lần cho một chương trình chính khóa".

Trước đây khi còn dạy thêm trong trường, học sinh học đủ chương trình vào buổi sáng và nhà trường tổ chức dạy thêm thu tiền buổi chiều. Giờ không còn dạy thêm thì đây giống như cách trường lách luật để thu tiền của phụ huynh.

Chị HUYỀN (phụ huynh một trường THCS ở quận Hà Đông, Hà Nội)

"Hợp thức hóa" thu tiền

Tại Hà Nội, nhiều trường THCS cũng bắt đầu tổ chức dạy học hai buổi/ngày sau khi thông tư 29 có hiệu lực nhưng cách tổ chức khác nhau.

Có trường giãn nội dung chính khóa, đẩy một số môn không nằm trong số môn thi chuyển cấp xuống buổi hai. 

Có trường sử dụng buổi hai để giúp học sinh ôn tập, mở rộng kiến thức. Một số trường đã áp dụng việc dạy thêm không thu tiền với học sinh lớp 9 theo hình thức dạy tăng cường không quá hai tiết/tuần với các môn toán, ngữ văn, tiếng Anh. 

Nhưng hiệu trưởng cho biết cũng đang xin ý kiến cấp trên để áp dụng dạy hai buổi/ngày vì khi áp dụng việc này mới hợp thức việc thu tiền buổi hai.

Yên Bái triển khai thí điểm dạy học năm ngày/tuần từ thứ hai đến thứ sáu, nghỉ học thứ bảy và chủ nhật với học sinh cấp THCS trên địa bàn. 

Nội dung dạy học gồm các môn học, hoạt động trong và ngoài giờ chính khóa. Bắc Giang, Vĩnh Phúc cũng đang có định hướng tổ chức dạy học năm ngày/tuần. Tại Ninh Bình, từ đầu tháng 2-2025 đã triển khai dạy hai buổi/tuần với 51 trường THCS và 18 trường THPT.

Việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày vốn là định hướng được Bộ GD-ĐT khuyến khích với những nơi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất (đủ phòng học) và giáo viên. 

Tuy nhiên việc này chỉ được quan tâm và thúc đẩy nhiều hơn ở cấp trung học sau khi thông tư 29 ra đời, siết chặt việc dạy thêm - học thêm. Hiện tượng này không thể không khiến nhiều người lo ngại về sự biến tướng của "dạy thêm" trong nhà trường.

Cần quy định rõ ràng hơn

Việc dạy những gì ở buổi hai với mô hình dạy hai buổi/ngày và học sinh có bắt buộc phải học hai buổi/ngày không hay được lựa chọn theo nhu cầu? Nội dung nào ở buổi hai được thu tiền và nội dung nào không được thu tiền? Đây đang là vấn đề chưa được làm rõ trong bối cảnh gia tăng mô hình này ở cấp trung học.

Trường hợp như phụ huynh quận Hà Đông nêu hiện đang được nhiều nơi áp dụng. Mục đích thì rất tốt, giúp thầy trò bớt áp lực, có thêm thời gian để nâng chất lượng dạy học chính khóa trong bối cảnh không còn dạy thêm trong trường (trừ ba đối tượng dạy không thu tiền như thông tư 29 đã nêu). 

Nhưng việc học sinh phải gánh hai lần học phí cho việc học một chương trình là điều vô lý. Thực tế này đòi hỏi một sự tách bạch, nội dung nào của buổi hai được hay không được thu tiền.

Nội dung nào bắt buộc 100% học sinh phải học và nội dung nào học sinh được chọn học hay không học theo nhu cầu. 

Buổi hai tổ chức như thế nào? Dạy theo biên chế lớp học chính khóa hay học sinh có thể được lựa chọn lớp học theo nhu cầu hoặc theo các hình thức hoạt động câu lạc bộ? 

Tất cả những vấn đề này hiện chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Sự mập mờ này khiến một số nhà trường đang tận dụng buổi hai để dạy tăng cường kiến thức nhưng thực chất là dạy thêm có thu tiền với tất cả học sinh.

Ranh giới mong manh

Theo một số hiệu trưởng THCS và THPT ở Hà Nội thì sau thông tư 29, rất cần có những hướng dẫn tiếp theo để các trường thực hiện đúng luật.

Ngoài việc tổ chức dạy hai buổi/ngày, còn việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường như thế nào để tránh phạm luật cũng là điều nhiều hiệu trưởng lo lắng.

Vì theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các trường được phép chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục dựa theo chương trình giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành, điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên, chiến lược phát triển của nhà trường và nhu cầu của phụ huynh, học sinh...

Theo đó, hiệu trưởng có thể được linh hoạt xây dựng chương trình nhà trường với cả nội dung học tập, hoạt động nằm ngoài chương trình nhằm giúp học sinh bổ sung năng lực, kỹ năng, gắn học tập với thực tiễn cuộc sống...

Nhưng ranh giới giữa "dạy thêm" với các hoạt động do nhà trường chủ động xây dựng hiện mong manh, có những điểm mờ rất cần được làm rõ.

Siết dạy thêm, nhập nhằng học buổi 2 - Ảnh 2.Phương án học 2 buổi/ngày đối với học sinh cấp 2 và cấp 3: Sẽ có hướng dẫn chung toàn quốc

Chiều 6-4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin chính thức về việc "học sinh cấp THCS, THPT sẽ phải học 2 buổi/ngày" được dư luận quan tâm nhiều trong thời gian qua.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp