11/01/2021 17:23 GMT+7

Hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất, thêm tần số cho mạng 5G

THANH HÀ
THANH HÀ

TTO - Việt Nam đã ngừng phát sóng truyền hình tương tự (analog), hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất. Nhờ đó, có thêm băng tần dành cho phát triển mạng 5G.

Hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất, thêm tần số cho mạng 5G - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ TT&TT công bố Việt Nam đã ngừng phát sóng truyền hình tương tự (analog), hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất từ 0h ngày 28-12-2020 - Ảnh: T.HÀ

Theo công bố của Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng tại cuộc cuộc họp báo chiều 11-1, Việt Nam chính thức ngừng phát sóng truyền hình tương tự (analog), hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất từ 0h ngày 28-12-2020.

Theo đó, đề án số hóa truyền hình đã hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc với gần 100 triệu dân/26 triệu hộ gia đình, có địa hình trải dài và đồi núi phức tạp.

"Nhờ đó, đã giải phóng 112MHz trên băng tần 700MHz, băng tần có độ phủ sóng tốt nhất hiện nay cho thông tin di động 5G toàn quốc", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Đề án cũng đã thực hiện được mở rộng đáng kể vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, từ trung tâm 40 tỉnh thành trực thuộc trung ương năm 2011 với khoảng 50% dân số đến nay đã vươn đến tất cả 63 địa phương trên toàn quốc với khoảng 80% dân số, xuống đến nhiều huyện, xã, thôn, bản.

Tại thời điểm bắt đầu đề án năm 2011, 90% số hộ gia đình có máy thu hình chưa xem được truyền hình số. Đến năm 2020, số liệu thống kê cho thấy 16 triệu hộ gia đình đã xem truyền hình số qua các phương thức cáp, IPTV và trên 3,2 triệu hộ sử dụng truyền hình vệ tinh miễn phí.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đề án số hóa truyền hình của Việt Nam thành công bởi có cách làm rất riêng, gồm lộ trình cụ thể, lấy lợi ích của người dân làm trung tâm. Hai, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến (bỏ qua công nghệ DVB-T), Việt Nam là một trong 6 nước đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ DVB-T2.

Ba, sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích thay ngân sách để thúc đẩy số hóa truyền hình (các nước khác phải dùng ngân sách). Và bốn, sáng tạo trong truyền thông, để người dân cùng doanh nghiệp cả nước tham gia, ủng hộ mạnh mẽ đề án.

"Điểm đột phá lớn nhất mang tính chất 'đi tắt đón đầu' là Việt Nam đã sử dụng công nghệ DVB-T2 là công nghệ thế hệ sau thay vì công nghệ DVB-T" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin thêm.

"Đặc biệt, chúng ta đã hỗ trợ đầu thu số cho 1,9 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia từ năm 2015-2020. Vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đã đạt 80% dân cư (vượt 10% so với mục tiêu đề ra) so với 50% dân cư của năm 2011. Nếu tính cả phủ sóng truyền hình số vệ tinh thì 100% dân cư đã thu xem được truyền hình số".

Với việc tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất trong năm 2020, Việt Nam đứng thứ 5 trong số các nước ASEAN về tốc độ hoàn thành số hóa truyền hình (Brunei hoàn thành vào năm 2017, Singapore năm 2019, Malaysia năm 2019 và Thái Lan năm 2020), trong khi Việt Nam là nước đông dân nhất trong năm nước nêu trên.

Với thế giới, mặc dù có dân số đứng thứ 15 và thu nhập đứng thứ 130/193 nước nhưng Việt Nam đã là quốc gia thứ 78 trên thế giới hoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất.

Số hóa truyền hình (Kỳ 1) Lộ trình ngàn tỉ Số hóa truyền hình (Kỳ 1) Lộ trình ngàn tỉ

TT - Để có thể phát và xem truyền hình số, ước tính người dân phải chi 9.100 tỉ đồng mua đầu thu, nhà đài cũng tốn vài ngàn tỉ đồng sắm máy phát hình mới.

THANH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp