18/06/2024 16:01 GMT+7

'Hóa trang' xe ôm công nghệ để né đo nồng độ cồn, coi chừng tác dụng ngược

Việc "hóa trang" thành tài xế xe ôm công nghệ để né đo nồng độ cồn không thoát việc xử phạt, mà còn có thể bị xử phạt thường xuyên hơn.

Một điểm bán đồng phục xe ôm công nghệ ở quận Bình Tân, TP.HCM - Ảnh: ĐỊNH DƯƠNG

Một điểm bán đồng phục xe ôm công nghệ ở quận Bình Tân, TP.HCM - Ảnh: ĐỊNH DƯƠNG

Như Tuổi Trẻ Online phản ánh, thời gian qua có tình trạng một số người mua đồng phục tài xế xe ôm công nghệ nhằm né đo nồng độ cồn.

Chỉ chưa đến 200.000 đồng là có bộ đồng phục tài xế xe ôm công nghệ, không ít người mua thủ sẵn khi đi nhậu nhằm lách chốt đo nồng độ cồn.

Theo bạn đọc luuh****@gmail.com: "Chuyện này vẫn đang diễn ra hằng ngày. Làm sao kiểm soát và xử lý chuyện này rốt ráo nhất?".

Coi chừng tác dụng ngược

Luật sư Nguyễn Phong Phú (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết về căn cứ pháp luật, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định cấm hành vi "điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở".

Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019 đã sửa đổi quy định này thành cấm "điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".

Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại nghị định 123/2021/NĐ-CP), tùy vào loại phương tiện (ô tô, xe máy, xe đạp), mức nồng độ cồn trong hơi thở, trong máu mà người điều khiển vi phạm có thể bị phạt thấp nhất 80.000 đồng, cao nhất 40.000.000 đồng và bị phạt bổ sung tước giấy phép lái xe có thời hạn.

Tuy nhiên thực tế một số người tham gia giao thông còn thói quen sau khi uống rượu bia vẫn lái xe và tìm nhiều cách né tránh việc kiểm tra, đo nồng độ cồn.

Trong đó có việc "hóa trang" thành tài xế xe ôm công nghệ vì nghĩ rằng cảnh sát giao thông sẽ ít kiểm tra những người này.

Pháp luật hiện nay không có bất kỳ quy định nào cho phép người lái xe có nồng độ cồn trong người, cũng như không quy định ngoại trừ, ngoại lệ đối với trường hợp nào.

Vì thế tài xế xe ôm công nghệ khi tham gia giao thông vẫn là đối tượng kiểm tra, đo nồng độ cồn. Do đó, việc "hóa trang" này hoàn toàn không thể né đo nồng độ cồn, thậm chí có thể bị tác dụng ngược là cảnh sát giao thông sẽ tập trung kiểm tra thêm tài xế xe ôm công nghệ.

Hãng xe công nghệ nói gì?

Theo đại diện Gojek, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự an toàn của khách hàng cũng như của các đối tác tài xế, hãng khuyến nghị các đối tác tài xế tuân thủ các quy định của pháp luật và bộ quy tắc cộng đồng của hãng, quy định cụ thể các hành vi không được phép và các hành vi được khuyến khích đối với các đối tác tài xế.

Các hành vi không được phép bao gồm việc sử dụng các trang bị, áo của hãng cho mục đích khác ngoài việc thực hiện dịch vụ với hãng.

Để nhận diện tài xế xe công nghệ, các đối tác tài xế công nghệ mặc áo, đội mũ bảo hiểm có logo của hãng, điện thoại có ứng dụng và tài khoản dành cho đối tác tài xế đang hoạt động.

Để đảm bảo an toàn giao thông, tài xế xe công nghệ cần tuân thủ và chấp hành luật giao thông khi tham gia lưu thông trên đường. Trong trường hợp vi phạm luật giao thông, vi phạm nồng độ cồn, người mặc áo xe công nghệ cần được xử phạt theo luật định.

Trong khi đó, đại diện Grab Việt Nam cho biết hãng chỉ cung cấp đồng phục cho các đối tác tài xế đã đăng ký thành công và đủ điều kiện hoạt động trên nền tảng của hãng.

Việc một số trường hợp mạo danh tài xế của công ty không chỉ gây ra tình trạng mất trật tự, an ninh xã hội trên địa bàn mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín thương hiệu của hãng và các đối tác tài xế chân chính khác.

Mua đồng phục tài xế xe ôm công nghệ nhằm né đo nồng độ cồn?Mua đồng phục tài xế xe ôm công nghệ nhằm né đo nồng độ cồn?

Chỉ chưa đến 200.000 đồng là có bộ đồng phục tài xế xe ôm công nghệ, không ít người mua thủ sẵn khi đi nhậu nhằm lách chốt đo nồng độ cồn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp