24/12/2024 20:50 GMT+7

Họa sĩ Trần Nhật Thăng sau cú ‘đập đầu vào tường’ đình đám là gì?

Trong khoảng 10 năm kể từ sau những bức tranh được bình luận là ‘đập đầu vào tường’ trong triển lãm đình đám ‘Chân dung của tự do’ năm 2009, Trần Nhật Thăng không vẽ được gì, rồi bất ngờ vẽ ồ ạt trở lại từ 2018 và liên tiếp mở triển lãm.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng sau cú ‘đập đầu vào tường’ đình đám là gì? - Ảnh 1.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng trở lại sôi động sau 10 năm 'đập đầu vào tường' - Ảnh: T.ĐIỂU

Thêm một triển lãm nữa của Trần Nhật Thăng, với tên gọi Thời gian, đang diễn ra tại gallery Green Palm (39 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Lần này anh kết hợp cùng kiến trúc sư trẻ Tùng Lê.

10 năm "đập đầu vào tường"

Gần 10 năm im ắng trong các hoạt động nghề nghiệp, để rồi trở lại mạnh mẽ từ 2018, Trần Nhật Thăng liên tục mở triển lãm cả trong Nam ngoài Bắc và mỗi lần lại gây bất ngờ theo một cách khác nhau.

Trần Nhật Thăng nhớ lại mốc thời gian năm 2009 với triển lãm gây ấn tượng mạnh trong giới: triển lãm Chân dung của tự do.

Ở triển lãm này, anh hiện diện mạnh mẽ, cái mạnh mẽ của một nghệ sĩ dám sống với tự do tuyệt đối, qua loạt tranh "trừu tượng tối thiểu" theo cách gọi của Lê Thiết Cương.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng sau cú ‘đập đầu vào tường’ đình đám là gì? - Ảnh 2.

Triển lãm 'Thời gian' thu hút nhiều người quan tâm - Ảnh: T.ĐIỂU

Đó là những bức tranh chỉ có hai màu đen trắng, là màu đen của acrylic và trắng của toan. Những bức tranh "thách đố" công chúng, không màu, không hình, không xử lý bề mặt với chất liệu.

Trần Nhật Thăng còn nhớ, lúc ấy nghệ sĩ nhiếp ảnh Đỗ Huy (người được cho là chụp ảnh tranh đẹp nhất ở Hà Nội, nay đã mất - PV) chụp loạt tranh này cho họa sĩ in sách, đã giật mình thốt lên: "Mày vẽ thế này thì khác nào đập đầu vào tường".

Đỗ Huy cảnh báo Trần Nhật Thăng đẩy đến cực đoan như vậy, làm khó mình tới thế, vẽ trừu tượng không hình không cả màu, thì rất khó vẽ tiếp.

Lúc ấy Trần Nhật Thăng nghe rồi để đấy, mà không ngờ rằng lời nói của đàn anh chính xác tựa lời… tiên tri. Anh hoàn toàn không vẽ thêm được gì kể từ sau triển lãm "đập đầu vào tường" ấy.

Trong một thập kỷ, anh vẫn tham gia các hoạt động xã hội như vẽ tranh với trẻ em ung thư (2012), triển lãm và "hóa" tranh tại nghĩa trang Trường Sơn để tri ân các anh hùng liệt sĩ (năm 2013), đồng hành cùng Nhà Chống Lũ đấu giá tranh từ thiện (2016)… nhưng thực ra là không vẽ được gì.

Anh bảo những bức tranh không màu, không hình của anh chính là thế giới tinh thần đang hướng tới sự tĩnh tại, bình yên của người vẽ. Nên, khi tâm chưa lặng, khi chưa có cảm hứng tự thân, anh không vẽ.

Và trạng thái này kéo dài đúng 10 năm.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng sau cú ‘đập đầu vào tường’ đình đám là gì? - Ảnh 3.

Trần Nhật Thăng (phải) và Tùng Lê bên tác phẩm chung của hai người - Ảnh: T.ĐIỂU

Trở lại gấp gáp

Đến năm 2018, Trần Nhật Thăng bắt đầu vẽ trở lại và vẽ ồ ạt. Anh nhận ra, khi anh thả lỏng mình, cân bằng thì bàn tay cầm cọ lại "bắt sóng" được tâm hồn mình. Và anh lại bắt đầu những ngày "nhìn vào lòng mình mà vẽ" trước đây.

Anh trở lại với triển lãm cá nhân Miền tại Chọn gallery Tràng Tiền (Hà Nội) năm 2018; Miền không năm 2022 và Trong cái Không có gì không tại Hakio Let's Art, TP.HCM năm 2023;

Và năm 2024 là liên tiếp ba triển lãm: Mây đi qua tôi tại Bản Art Stay PAM Hill, Sơn La, Mây miền tại phòng tranh Le Lycée, Ana Mandara Dalat, và Thời gian đang diễn ra tại gallery Green Palm, Hà Nội.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng sau cú ‘đập đầu vào tường’ đình đám là gì? - Ảnh 4.

Tranh của Trần Nhật Thăng trên khung đỡ từ gỗ cổ của Tùng Lê - Ảnh: T.ĐIỂU

Trong đó, Trong cái Không có gì không là một lối rẽ bất ngờ của Trần Nhật Thăng khi anh tạm buông hội họa trừu tượng mà vẽ những bức tranh có hình. Triển lãm chỉ toàn những bức tranh vẽ Đức Phật.

Đến Thời gian Trần Nhật Thăng lại trở về với hội họa trừu tượng mà anh đeo đuổi ngay từ những ngày còn là sinh viên Đại học Mỹ thuật Hà Nội, nhưng lần này là có màu, dù cũng rất kiệm màu.

Anh kết hợp với Tùng Lê, giới thiệu tới công chúng 80 tác phẩm trừu tượng khổ lớn, khổ nhỏ, tranh trên hệ cột nhà cổ thể hiện thế giới tinh thần tự do và phóng khoáng của nghệ sĩ.

Nhiều bức tranh khổ nhỏ của Trần Nhật Thăng được đưa vào những chiếc khung gỗ trạm trổ công phu của Tùng Lê, đặt vào những cột nhà, câu đầu cổ tạo lên những tác phẩm kết hợp hội họa, điêu khắc rất độc đáo.

Người yêu tranh Trần Nhật Thăng vui mừng khi thấy anh sau 10 năm "đập đầu vào tường" đã trở lại thênh thang. Và hẳn cũng có những người kỳ vọng anh có thể tạo thêm những cú "đập đầu vào tường" một lần nữa, như anh đã làm với triển lãm năm 2009.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng sau cú ‘đập đầu vào tường’ đình đám là gì? - Ảnh 5.

Trần Nhật Thăng lại trở về với trừu tượng nhưng lần này là có màu

Họa sĩ Trần Nhật Thăng sau cú ‘đập đầu vào tường’ đình đám là gì? - Ảnh 6.

Hội họa trừu tượng là con đường bền bỉ của Trần Nhật Thăng

Họa sĩ Trần Nhật Thăng sau cú ‘đập đầu vào tường’ đình đám là gì? - Ảnh 7.

Một tác phẩm của Trần Nhật Thăng tại triển lãm

Trần Nhật Thăng sinh năm 1972 trong một gia đình nghệ thuật ở Hà Nội. Bố anh là đạo diễn Trần Văn Thủy.

Anh đã có 17 triển lãm cá nhân và hơn 100 triển lãm nhóm trong và ngoài nước.

Năm 2008, anh có tranh lọt vào vòng chung khảo (với giới hạn 30 tác phẩm) - Giải thưởng mỹ thuật châu Á Sovereign (Sovereign Asian Art Prize) của Quỹ nghệ thuật Sovereign.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng sau cú ‘đập đầu vào tường’ đình đám là gì? - Ảnh 8.'Miền không' của Trần Nhật Thăng và những 'chuyện tử tế' tiếp nối

TTO - Tranh Trần Nhật Thăng gửi tiếng sáo của người Mường, xen lẫn thâm trầm và réo rắc. Bản Mường đã cho họa sĩ niềm hạnh phúc và họa sĩ gửi lại non thiêng tiếng sáo màu sắc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp