Phóng to |
Họa sĩ Phạm Lực trong triển lãm kỷ niệm 45 năm cầm cọ của mình - Ảnh: KH.NGUYỄN |
Ấn tượng mạnh đến nỗi Tony đã đi gom từng bức tranh của người họa sĩ ấy ở các gallery. Ông tìm gặp bằng được tác giả. Và chính Phạm Lực là một trong những lý do quan trọng níu chân Tony ở lại VN.
Khi Phạm Lực tổ chức triển lãm "Cuộc sống muôn màu" lần thứ hai (từ 28-11 đến 15-12-2008 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, 97A Phó Ðức Chính, Q.1), Tony Oliver từ Hà Nội bay vào TP.HCM sớm một ngày để tham gia khai mạc triển lãm của người bạn mà ông yêu quý. Nhà sưu tập tranh này đã "xí" trước sáu tác phẩm trong khi tranh chưa kịp treo lên!
Triển lãm giới thiệu 65 tác phẩm nhân dịp họa sĩ 65 tuổi và 45 năm cầm cọ. Ðường nét trong tranh Phạm Lực vẫn đầy sung mãn, khỏe khoắn, ngẫu hứng, mộc mạc và tự nhiên. Ngoài các tác phẩm acrylic, sơn dầu, Phạm Lực trình làng tám tác phẩm trên chất liệu là loại vải bao tải đựng gạo ngày xưa.
Phạm Lực sinh năm 1943 tại Huế, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật VN năm 1977. Ông là họa sĩ đầu tiên ở VN có hẳn một CLB Sưu tập tranh Phạm Lực (thành lập năm 2004) hơn 60 thành viên. Trong những năm gần đây, tranh Phạm Lực bán ra nước ngoài rất nhiều. Ông dành một phần thu nhập từ việc bán tranh làm từ thiện. |
65 tác phẩm ngồn ngộn hình ảnh và âm thanh của cuộc sống. Ðó là vẻ đẹp ở những hình ảnh rất giản dị và đời thường: một bác xe ôm nằm ngủ trên chiếc xe "kiếm cơm" giữa trưa hè oi nóng, những bàn chân trần thô kệch sải bước trên đường, người phụ nữ với gánh hoa đêm giữa phố phường Hà Nội nhấp nháy đèn, hay bước chân lạc nhịp của người mẹ trong đoàn người hành quân do mải cho con bú...
Phạm Lực còn lấy cảm hứng từ những nhân vật trong Truyện Kiều, tiểu thuyết Tắt đèn, truyện cổ tích... đưa vào hội họa. Ben Wilkinson - đại diện Trường quản lý nhà nước Kennedy (ÐH Harvard) tại VN, cũng là một nhà sưu tập tranh Phạm Lực - chia sẻ: "Tranh Phạm Lực dạy cho người nước ngoài như chúng tôi rất nhiều về giá trị cuộc sống của con người, lịch sử, văn hóa VN. Tranh ông như những ô cửa sổ mà nhìn qua những ô cửa đó, người ta hiểu thêm về đất nước và người dân nơi đây".
Hầu như trong 45 năm qua Phạm Lực không ngừng vẽ ngày nào. Sức sáng tạo, lao động nghệ thuật của ông dữ dội tới mức ông không nhớ nổi mình đã vẽ bao nhiêu tác phẩm. Có người thống kê tranh của ông đã lên hàng vạn bức. Nhưng, bây giờ hỏi thật lòng, ông trả lời cũng rất thật: "Ðến giờ tôi vẫn chưa thích một bức tranh nào của mình vì chưa thấy một tác phẩm nào đẹp. Nhưng có mộtbức tranh tôi không bao giờ bán. Ðó là bức tranh vẽ mẹ tôi hồi chiến tranh. Nhiều lần tranh bị bom làm lủng, tôi vá lại và đưa về Hà Tĩnh giữ".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận