03/02/2023 11:17 GMT+7

'Hoa hồng' xăng dầu: Lúc lên hương, khi thảm hại

Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho rằng cần có quy định cụ thể về mức chiết khấu (hoa hồng) cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ để đảm bảo tính công bằng.

Hoa hồng xăng dầu: Lúc lên hương, khi thảm hại - Ảnh 1.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho rằng quy định chiết khấu hiện nay là không phù hợp - Ảnh: CHÍ HẠNH

Đã từng có thời kỳ kinh doanh xăng dầu trở thành nghề "hot" vì mức lợi nhuận cho mỗi lít xăng dầu lên tới cả ngàn đồng. 

Nhưng khi giá xăng dầu biến động mạnh thời gian qua, với mức chiết khấu (hoa hồng) liên tục ở mức thấp, 0 đồng hoặc thậm chí là "âm", khiến các đại lý bán lẻ có lúc kêu "bị rơi vào cảnh đường cùng", thậm chí kinh doanh bán lẻ xăng dầu được ví như... canh bạc.

Chiết khấu xăng dầu cả ngàn đồng giờ xuống 0 đồng

Ông Ngô Văn Tuấn - chủ doanh nghiệp tư nhân tại TP.HCM, cho biết thông thường khi giá xăng dầu ổn định, các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối sẽ duy trì chiết khấu ổn định. 

Cụ thể, mức chiết khấu dao động từ 600 - 1.200 đồng/lít, hoặc có thời điểm từ 1.500 - 2.000 đồng/lít, tạo sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối và đại lý.

Tuy nhiên, khi thị trường có biến động về giá, các yếu tố cấu thành trong công thức tính giá chưa được cập nhật đầy đủ sẽ khiến cho thương nhân đầu mối bị thu hẹp biên độ lợi nhuận. Từ đó, các nhà phân phối sẽ “cắt” hoa hồng ở khâu bán lẻ, giảm chiết khấu để bảo toàn vốn.

Anh Hưng - một đại lý kinh doanh xăng dầu tại miền Bắc, cho hay theo nghị định 95 và nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, các đại lý bán lẻ, thương nhân nhượng quyền bán lẻ và cửa hàng bán lẻ chỉ được mua hàng từ một đầu mối, nhà phân phối.

Vì vậy, nhà bán lẻ luôn bị chèn ép vì nếu không mua thì sẽ không có nguồn hàng, không duy trì kinh doanh sẽ bị xử phạt. Do đó, dù mức hoa hồng được bao nhiêu, doanh nghiệp bán lẻ cũng phải “chịu trận” để được lấy hàng.

Chưa kể, hiện không có quy định cụ thể về mức chiết khấu cho đại lý bán lẻ. Lý do là để cho thị trường bán buôn xăng dầu cạnh tranh, nên “thả nổi” mức chiết khấu. Tuy nhiên, nghị định hiện hành lại quy định cụ thể về chi phí định mức, lợi nhuận định mức.

“Việc thả nổi giá bán buôn để cho thị trường tự vận hành theo biến động cung cầu, giá cả, trong khi giá bán lẻ lại quy định mức trần, nên càng khiến nhà bán lẻ bị bắt chẹt. Chúng tôi buộc phải mua hàng dù không có chiết khấu, nhưng giá bán ra lại khống chế, nên càng thua lỗ đủ đường” - một doanh nghiệp than thở.

Mới đây, đồng loạt các nhà bán lẻ đại diện cho gần 9.000 cửa hàng xăng dầu trên cả nước đã có đơn gửi tới các cơ quan chức năng để đòi công bằng. 

Theo đó, doanh nghiệp đề nghị cần có quy định “cứng” về chi phí cho các nhà bán lẻ. Tức là cần đảm bảo trong khâu phân phối xăng dầu từ bán buôn đến bán lẻ, các chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức phải được “chia đều”.

Đề xuất thay đổi chiết khấu thành "chi phí bán lẻ"

Một doanh nghiệp tại khu vực Tây Bắc nêu quan điểm: cần phải định nghĩa lại về khái niệm chiết khấu (hoa hồng). 

Bởi nếu gọi là chiết khấu thì chi phí này chỉ mang tính khuyến khích, động viên cho nhà bán lẻ kinh doanh, nên sẽ mang tính xin cho.

Ông dẫn chứng, khi giá xăng dầu tăng thì nhà phân phối thu hẹp chiết khấu ở mức thấp chỉ còn vài trăm đồng, thậm chí là 0 đồng hay chiết khấu âm. 

Nhưng khi giá giảm, hàng được “xả” mạnh và chiết khấu tăng lên tới cả ngàn đồng nhưng cũng “không ăn nhằm gì”.

Giá giảm, chiết khấu có tăng thì cũng không có lời. Do đó, vị này cho rằng chiết khấu cần được xác định lại là chi phí bán lẻ, tức là khoản chi phí cố định phải trả cho nhà bán lẻ để duy trì hoạt động kinh doanh, dù giá có biến động.

“Không có lý do gì mà người bán lẻ phải lỗ vốn và gồng gánh cho cả thị trường khi có biến động. Điều này càng thể hiện tính độc quyền. Đã có thực tế là có đơn vị gọi điện đến đề nghị mua lại cửa hàng. Chiết khấu bán buôn thả nổi khiến nhà bán lẻ kinh doanh như đánh bạc” - vị này bày tỏ.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng việc này là thỏa thuận dân sự giữa hai bên, tùy theo thị trường biến động.

Việc nhà bán buôn ép chiết khấu thấp cho nhà bán lẻ là do chỉ được lấy hàng từ một nguồn. Nếu doanh nghiệp không lấy hàng thì không có hàng, nên đành phải chấp nhận. Điều này cũng cho thấy thị trường đang có yếu tố của độc quyền.

Tuy vậy, theo ông Long, vừa qua trong dự thảo sửa đổi mới Bộ Công Thương đã mở ra, cho nhà bán lẻ được lấy hàng từ nhiều nguồn.

Đồng thời, nêu vấn đề sẽ sửa đổi công thức tính giá xăng dầu, cập nhật các thông tin, yếu tố cấu thành giá sát hơn, sẽ giúp cho giá bám sát giá thị trường, tạo dư địa để doanh nghiệp tăng chiết khấu cho nhà bán lẻ.

Chiết khấu hoa hồng còn thấp, nguy cơ tái diễn hết xăngChiết khấu hoa hồng còn thấp, nguy cơ tái diễn hết xăng

Các "ông lớn" ngành xăng dầu cho biết chiết khấu hoa hồng xăng dầu còn thấp, dự báo sẽ tiếp tục tái diễn hết xăng cục bộ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp