01/03/2020 09:17 GMT+7

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó thời corona

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Sau khi dịch corona (COVID-19) bắt đầu bùng phát và lan rộng, nhiều nước đã áp các giới hạn đi lại tại vùng dịch nhằm ngăn cản dịch bệnh lây lan. Điều này lập tức ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất và nhiều ngành công nghiệp khác.

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó thời corona - Ảnh 1.

Công nhân một công ty tại KCN Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, TP.HCM) vẫn sản xuất đều đặn để vượt khó - Ảnh: NGỌC HIỂN

Người phát ngôn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Gerry Rice hôm 27-2 tuyên bố dịch COVID-19 chắc chắn có tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và IMF có thể hạ dự đoán tăng trưởng vì điều này.

Trong khi đó, nhiều quốc gia tại châu Á, vùng tâm điểm của corona, đã nhanh chóng đưa ra hàng loạt biện pháp hỗ trợ kinh tế để ứng cứu doanh nghiệp (DN) và người lao động. 

Từ ngày 14-2, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chi 10,3 tỉ yen (tương đương 93,8 triệu USD) từ dự trữ ngân sách để phản ứng với dịch bệnh. Chính quyền Nhật Bản cũng cho biết sẵn sàng đưa ra các biện pháp bổ sung, tùy thuộc mức ảnh hưởng của dịch bệnh.

Chính quyền Hàn Quốc cũng chuẩn bị các biện pháp tài khóa và tiền tệ để đối phó với tác động từ corona. Bộ Tài chính Hàn Quốc hôm 25-2 công bố đã chuẩn bị gói ngân sách bổ sung và sẽ sớm trình quốc hội. 

Dù bộ này không đề cập kích cỡ của gói hỗ trợ, truyền thông địa phương đưa tin tổng số tiền có thể lên đến khoảng 10 tỉ USD, hoặc 2% tổng ngân sách cho năm 2020.

Nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng công bố các biện pháp hỗ trợ kinh tế trong dịch corona, trong đó có Malaysia, Indonesia, Singapore và Thái Lan. Ngày

27-2, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã công bố gói kích thích tăng trưởng 2020 trị giá 20 tỉ ringgit (khoảng 4,8 tỉ USD) nhằm ứng phó COVID-19.

Chính phủ Malaysia sẽ đưa ra nhiều khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp, giảm 15% hóa đơn thanh toán tiền điện cho các DN bị ảnh hưởng cũng như miễn 6% thuế dịch vụ với nhóm ngành khách sạn. 

Ngoài ra, Malaysia sẽ hỗ trợ những người làm việc trong ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bao gồm miễn thuế TNCN tối đa 1.000 ringgit (237 USD), hỗ trợ một lần 600 ringgit (142 USD) cho tài xế taxi, xe buýt du lịch và hướng dẫn viên du lịch đã đăng ký.

Indonesia cũng tuyên bố sẽ bỏ ra ít nhất 744 triệu USD hỗ trợ người lao động, các hãng hàng không, khách sạn, du khách và chính quyền địa phương tại các địa điểm du lịch trọng yếu nhằm đối phó thiệt hại do corona hoành hành tại Trung Quốc mang lại. Kể từ ngày 2-2, Indonesia đã từ chối tiếp nhận tất cả du khách đến từ Trung Quốc.

Đặc biệt, để hỗ trợ người dân vượt khó trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng, chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) đã thực hiện chính sách hỗ trợ gây chú ý là phát tiền cho dân. 

Mỗi thường trú nhân từ 18 tuổi trở lên sẽ được nhận 10.000 HKD (gần 1.300 USD), tổng trị giá của gói cứu trợ trên lên đến 120 tỉ HKD (khoảng 15 tỉ USD). 

Khi công bố gói cứu trợ này vào ngày 26-2, lãnh đạo Ủy ban Tài chính Hong Kong Paul Chan Mo-po khẳng định việc trợ cấp 10.000 HKD tiền mặt là "biện pháp đặc biệt được đưa ra trong một bối cảnh đặc biệt".

DN Việt cần tận dụng thời cuộc để bứt lên

Tại chương trình "Cà phê doanh nhân" do Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA) tổ chức ngày 29-2, ông Lê Hữu Nghĩa - tổng giám đốc Công ty TNHH xây dựng thương mại Lê Thành kiêm phó chủ tịch HUBA - cho biết các biện pháp hỗ trợ DN cần phải thiết thực và áp dụng kịp thời.

Là DN có kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú, ông Nghĩa cho hay 95% số phòng ốc bị hủy, hiện chỉ còn 5% số phòng đang có khách lưu trú, thiệt hại trước mắt rất nặng nề.

Việc mở đường bay mới chỉ là biện pháp lâu dài, còn trước mắt không thể tăng được lượng khách du lịch bởi 70-80% lượng khách quốc tế đến VN bằng đường hàng không rơi vào thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Do đó, theo ông Nghĩa, giải pháp miễn visa cho khách quốc tế đến từ các quốc gia tiềm năng cần áp dụng ngay, nếu để chậm lại sẽ khó kéo khách du lịch đến VN thời điểm này.

Theo ông Nghĩa, cần giảm thuế của năm 2019 bởi nhiều DN chắc chắn thua lỗ nặng trong năm 2020, nên việc giảm thuế sẽ không có nhiều ý nghĩa. "Các ngân hàng cũng cần giãn nợ, khoanh nợ đối với các khoản nợ mà khách đang vay thay vì đẩy mạnh kích cầu bằng những gói cho vay mới sẽ dễ trở thành nợ xấu" - ông Nghĩa nói.

Ông Trần Tấn Thiện, tổng giám đốc Công ty CP cà phê Hello5, cho rằng các DN nội địa nên liên kết, hỗ trợ nhau bằng cách mua hàng hóa, hỗ trợ nguyên liệu, mặt bằng của nhau... để vượt qua khó khăn.

Trong khi đó, TS Trần Đình Thiên (nguyên viện trưởng Viện Kinh tế VN) cho rằng về lâu dài các DN cần tái cấu trúc để thoát khỏi sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc và tận dụng những hạn chế của Trung Quốc thời điểm này để bứt lên, thay thế sản phẩm và mở rộng thị trường.

NGỌC HIỂN

Doanh nghiệp lấy lại Doanh nghiệp lấy lại 'phong độ' sau corona: Cùng hiến kế tìm lối ra

TTO - Để hỗ trợ, tránh suy giảm và khó khăn cho một số ngành đang bị ảnh hưởng bởi dịch cúm do nCoV, không chỉ cần sự hỗ trợ mà là sự chung tay của từng doanh nghiệp.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp