13/12/2017 17:24 GMT+7

Ho gà thường xảy ra vào mùa lạnh

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn ho gà thuộc họ Pavrobacteriaceae gây nên. Bệnh ho gà lây theo đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội, thở rít vào.

Ho gà thường xảy ra vào mùa lạnh - Ảnh 1.

Bệnh ho gà có nhiều biến chứng. Nguồn bệnh là những bệnh nhân bị bệnh ho gà. Bệnh lây lan mạnh nhất trong 1-2 tuần đầu của bệnh.

Đường lây

Khả năng lây lan của bệnh rất cao. Bệnh lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn có trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người lành. Phạm vi lây trong khoảng dưới 3 mét.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa lạnh nhất là mùa đông xuân. Vì trong những ngày thời tiết thường xuyên ẩm ướt không khí không nóng cũng không lạnh chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn ho gà sinh sôi và phát triển.

Vi khuẩn ho gà xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở thanh quản, khí quản, ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin - đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh.

Cơ thể cảm thụ

Mọi lứa tuổi, giới, dân tộc, vùng địa lý đều có thể bị ho gà, nhưng chủ yếu là trẻ em 1-6 tuổi. Trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng. Sau khi bị bệnh ho gà bệnh nhân có miễn dịch bền vững, rất hiếm khi mắc lại. Bệnh thường xảy ra quanh năm, mang tính lưu hành địa phương.

Bệnh ho gà vẫn tồn tại trên khắp thế giới và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.

Những triệu chứng của bệnh ho gà

Thời kỳ ủ bệnh: Khoảng từ 7-14 ngày.

Diễn biễn của bệnh có 3 giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất: (kéo dài từ 1-2 tuần) bệnh có biểu hiện ban đầu giống như cảm lạnh, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, đau họng, sốt nhẹ và ho dần dần nặng hơn.

- Giai đoạn thứ 2: Bao gồm những cơn ho không kiềm chế được (cơn bộc phát) và tiếng thở rít (ở trẻ sơ sinh) khi hít thở. Trong những cơn ho mạnh người bệnh có thể bị ngạt, nôn ói hoặc mặt tím tái do thiếu không khí. Giữa những cơn ho người bệnh thường vẫn có vẻ khỏe mạnh, trong giai đoạn này trẻ sơ sinh có thể ngừng thở (không thở được) hoặc da tím tái. Hết đợt ho trẻ khạc ra chất nhớt màu trắng, trông giống như lòng trắng trứng gà. Giai đoạn ho này có thể kéo dài sáu tuần trở lên.

- Giai đoạn cuối cùng là khi các triệu chứng dần dần cải thiện qua nhiều tuần, nhiều tháng.

Biến chứng của bệnh.

Biến chứng ở đường hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ:

- Viêm phổi là biến chứng thường hay gặp nhất, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất và dễ gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ có thể bị tím tái do thiếu ô-xy trong cơn ho, nôn kiệt sức thường đi kèm theo sau cơn ho.

-  Xẹp phổi.

- Biến chứng cơ học: loét hàm lưỡi, vỡ cơ hoành, thoát vị rốn, bẹn, sa trực tràng, tụ máu dưới kết mạc, bầm tím dưới mí mắt và nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ.

Cách phòng bệnh ho gà

- Chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch cho trẻ em theo hướng dẫn của y tế, và tiêm nhắc lại khi đủ 18 tháng tuổi. Vắc xin phòng bệnh ho gà được dùng dưới dạng phối hợp 3 trong 1 (DPT), 5 trong 1(Quinvaxem, Pentaxim) và 6 trong 1(Infarix Hexa, Hexa).

-  Bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng.

-  Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ như che mũi, miệng khi hắt hơi.

-  Ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời và cách ly.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp