08/03/2017 14:52 GMT+7

Ho gà có thể gây chết người, bác sĩ đừng bỏ qua

BS NGUYỄN HỒNG ĐỨC (NGỌC MINH ghi)
BS NGUYỄN HỒNG ĐỨC (NGỌC MINH ghi)

TTO - Đó là lưu ý của bác sĩ Nguyễn Hồng Đức, nguyên trưởng Phòng Khám và điều trị ngoại trú, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi T.Ư, tính từ tháng 1-2017 đến nay đã có 4 em bé tử vong do bệnh ho gà. Chủ yếu các bé từ 1 đến 3,5 tháng tuổi, đều mắc ho gà rất nặng và được chuyển từ các bệnh viện địa phương lên Bệnh viện Nhi T.Ư.

BS Hồng Đức cho biết, vài chục năm nay, từ khi văcxin ho gà được chích trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, hễ nghe ho kéo dài là nhiều người, kể cả bác sĩ, thường nghĩ tới bệnh suyễn.

Chẩn đoán ho gà đã trở thành một chuyện “giựt gân”. Bác sĩ hô hấp hiện nay gần như không còn nhớ tới, không còn làm động tác xét nghiệm bệnh này vì hiếm gặp.

Trong khi đó, ho gà là bệnh gây chết người!

BS Hồng Đức cho biết người dễ bị và nguy hiểm nhất là em bé chưa được chích văcxin. Một số trường hợp, dù trẻ đã được chính văcxin, nhưng vẫn bị bệnh, tuy nhiên, mức độ sẽ nhẹ hơn.

Ngoài ra, văcxin ho gà chỉ có tác dụng trong khoảng 10 - 12 năm, nên người lớn cũng hay bị ho gà.

Bệnh ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, có thể lây truyền khi bệnh nhân ho, hắt hơi.

Ho gà khởi đầu bằng triệu chứng sổ mũi thông thường, có thể không sốt hoặc sốt nhẹ. Tuần sau thì bắt đầu ho, ho kéo dài.

Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.

Giai đoạn ho kéo dài từ 4 - 8 tuần, sau đó mới vào giai đoạn hồi phục.

Đặc biệt, với những người bị nặng, nhất là trẻ em, có những cơn ho kéo rất là dài, cơn này qua cơn khác, khiến người bệnh không kịp thở, dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy làm ảnh hưởng đến não hoặc gây viêm phổi.

Để phòng chống bệnh ho gà, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo:

1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà (văcxin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván - DTP - hoặc văcxin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virut viêm gan B và Haemophilus influenzae type b - Quinvaxem) đầy đủ, đúng lịch.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Lịch tiêm chủng văcxin DTP hoặc Quinvaxem:

Mũi thứ 1: tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi

Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng

Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng

Mũi thứ 4: khi trẻ 18 tháng tuổi.

BS NGUYỄN HỒNG ĐỨC (NGỌC MINH ghi)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp