06/05/2024 19:29 GMT+7

'Hồ Đại tướng Võ Nguyên Giáp' hồi sinh cánh đồng Mường Phăng

Hồ Noọng Luông được người dân gọi là hồ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hồ thủy lợi này đã biến cánh đồng một vụ rộng hàng trăm héc ta trước đây thành cánh đồng hai vụ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Mường Phăng năm 2004 - Ảnh tư liệu Sở TT&TT Điện Biên

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Mường Phăng năm 2004 - Ảnh tư liệu Sở TT&TT Điện Biên

Hồ thủy lợi Noọng Luông, người dân gọi là hồ Đại tướng Võ Nguyên Giáp có diện tích hơn 12ha nằm cheo leo lưng núi.

Từ ngày có hồ được đắp xong, cánh đồng Mường Phăng (xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ) không còn lo thiếu nước. Bà con cấy được hai vụ lúa, lại cấy được cả lúa nếp tan, thứ nếp đặc sản nổi tiếng của đất Điện Biên xưa.

Trên hồ có cả hợp tác xã nuôi cá lồng, toàn loại cá đặc sản, một con cá đắt bằng vài yến thóc.

Chủ tịch xã Mường Phăng Lò Văn Hợp cho hay trước đây dân Mường Phăng nghèo lắm. Cuộc sống chỉ thực sự chuyển mình chưa đến chục năm trở lại đây.

Hiện nay cả xã chỉ còn ba hộ nghèo, bốn hộ cận nghèo. "Ở địa phương kinh tế thuần nông nghiệp miền núi như Mường Phăng có được cuộc sống khấm khá như bây giờ là mừng lắm. Trước đây chúng tôi có nằm mơ cũng không dám!" - ông Hợp chia sẻ.

Mô hình nuôi cá đặc sản trên hồ Noọng Luông - Ảnh: VŨ TUẤN

Mô hình nuôi cá đặc sản trên hồ Noọng Luông - Ảnh: VŨ TUẤN

Bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Năm 2004, kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm lại Mường Phăng.

Đại tướng về thăm nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ dưới chân núi Pú Đồn, cách đầu nguồn con suối Nậm Luông hơn một quãng đồng.

Ngày ấy dân Mường Phăng còn nghèo, nhìn cánh đồng xác xơ, ánh mắt của vị đại tướng trĩu buồn. Ông hỏi chuyện chính quyền và bà con dân bản, ai cũng nói muốn trồng được nhiều, nuôi được nhiều nhưng ruộng thiếu nước.

Dân trong vùng phải đợi đến vụ mùa, lúc trời mưa nhiều mới ra đồng cày bừa. Phần khác dân bản hò nhau đắp phai ở hai con suối Nậm Luông, Nậm Nghịu rồi bắc ống tre dẫn nước về mới cấy được lúa.

"Lúc ấy đại tướng đã đề nghị đảng ủy, chính quyền nghiên cứu làm thủy lợi, khắc phục tình trạng thiếu nước để bà con tăng gia sản xuất" - ông Hợp cho hay.

Cánh đồng Mường Phăng trồng nhiều loại lúa đặc sản của Điện Biên - Ảnh: NAM TRẦN

Cánh đồng Mường Phăng trồng nhiều loại lúa đặc sản của Điện Biên - Ảnh: NAM TRẦN

Một thời gian sau, dự án dần hình thành, chính quyền xã gửi văn bản đề nghị huyện Điện Biên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên phê duyệt dự án. Lúc này, Đảng ủy, chính quyền xã cũng gửi tâm thư đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp bày tỏ nguyện vọng được đại tướng góp ý, ủng hộ.

Tháng 9-2008, đại tướng viết thư gửi Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đáp ứng nguyện vọng của người dân xã Mường Phăng.

Nội dung bức thư ấy được trưng bày trang trọng trong nhà lưu niệm của ban quản lý hồ Noọng Luông.

Người dân khắp nơi về thăm khu di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trong khu rừng

Người dân khắp nơi về thăm khu di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trong khu rừng "Đại tướng" - Ảnh: NAM TRẦN

Hồ nước rộng hơn 12ha nằm ngay đoạn hợp lưu giữa hai dòng suối Nậm Luông và Nậm Nghịu. Tổng mức đầu tư hơn 82 tỉ đồng, mức đầu tư rất lớn vào thời điểm năm 2008, nhất là ở địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn như Mường Phăng.

Ông Lò Văn Hợp, chủ tịch UBND xã Mường Phăng, cho hay ngày mới hoàn thành đưa vào khai thác, hồ Noọng Luông tưới tiêu cho 150ha đất lúa của bà con. Thế nhưng từ khi có nguồn nước, bà con khai khẩn thêm, diện tích lúa lên tới hơn 220ha.

Trang trại tiền tỉ trên hồ Đại tướng

Hàng chục tấn cá lăng đuôi đỏ, cá nheo Mỹ, cá rô nuôi với quy mô công nghiệp ngay trên hồ Noọng Luông. Dân bản ngỡ ngàng vì trước đây chỉ bắt được vài con chép to bằng bàn tay thì nay ở ngay trên hồ này đã có những con cá có giá bằng nửa tạ thóc.

Ông Trần Văn Quảng - giám đốc Hợp tác xã thủy sản Mường Phăng - cho hay tiềm năng để phát triển thủy sản trên hồ Noọng Luông còn rất lớn, hiện tại hợp tác xã của ông Quảng có 20 lồng cá theo quy mô công nghiệp. Phần khác nuôi thả ngoài hồ theo hình thức bán tự nhiên.

Chủ tịch xã Mường Phăng Lò Văn Hợp kể câu chuyện Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị xây hồ thủy lợi tưới tiêu cho cánh đồng Mường Phăng - Ảnh: VŨ TUẤN

Chủ tịch xã Mường Phăng Lò Văn Hợp kể câu chuyện Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị xây hồ thủy lợi tưới tiêu cho cánh đồng Mường Phăng - Ảnh: VŨ TUẤN

Bốn năm trước, ông Quảng xin thôi nhiệm vụ chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Him Lam (thành phố Điện Biên Phủ) vào Mường Phăng thành lập hợp tác xã chăn nuôi thủy sản.

Ông cho hay ngày ấy người dân quanh hồ Noọng Luông cũng đã thả cá xuống hồ theo hình thức cộng đồng nhưng không có hiệu quả. Họ chưa có kỹ thuật, chưa nắm bắt được thị trường nên cá trong hồ chỉ đủ "cải thiện" thêm bữa ăn của một vài hộ dân.

Ông Quảng đầu tư 20 lồng cá, một phần nuôi cá rô đơn tính, thời gian sinh trưởng ngắn để quay vòng vốn nhanh. Sản phẩm chủ lực ông tập trung vào là cá nheo Mỹ và cá lăng đuôi đỏ.

"Một phần chúng tôi nuôi trong lồng bè để dễ quản lý, chăm sóc, phần khác nuôi tự nhiên ở hồ để tái tạo nguồn lợi và hướng đến sản phẩm tự nhiên hơn" - ông Quảng cho hay.

Nông thôn mới ở Mường Phăng - Ảnh: NAM TRẦN

Nông thôn mới ở Mường Phăng - Ảnh: NAM TRẦN

Điều đặc biệt ở hợp tác xã này không chỉ nuôi những loại cá đặc sản với nguồn thức ăn chính là ngô, sắn, thóc… của bà con trong vùng. Năm trước, ông Quảng cho người dân bên hồ mượn hai lồng cá, hướng dẫn họ nuôi cá trắm. Mô hình của người dân trồng cỏ nuôi cá bè lần đầu tiên có ở xã vùng núi này.

Nhìn những con cá trắm to như bắp đùi quẫy tùm tùm trong lưới, dân bản Noọng Luông mừng như mở cờ trong bụng. 

Trước đây, người dân bản dưới có ao nhưng không ai nghĩ trồng cỏ voi chăn cá mà chúng lớn nhanh đến vậy. Nhiều nhà đào rộng ao, dẫn thêm nước, học theo cách nuôi cá trên hồ Đại tướng.

Du khách tham quan khu di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng - Ảnh: NAM TRẦN

Du khách tham quan khu di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng - Ảnh: NAM TRẦN

Chủ tịch HTX Trần Văn Quảng chia sẻ, lúc vào Mường Phăng khởi nghiệp cũng là lúc chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, hiệu quả kinh tế không được như dự định.

"Chúng tôi đang tập trung để củng cố lại, tiếp tục ra sản phẩm tốt. Dự kiến sang năm chúng tôi phát triển thêm cá tầm và tìm đối tác cùng liên kết khai thác du lịch. Tiềm năng kinh tế ở quê hương thứ hai của Đại tướng còn nhiều lắm, nhất là du lịch" - ông Quảng chia sẻ.

Xã có ba địa điểm mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ tịch UBND xã Mường Phăng tiết lộ, ở Mường Phăng không chỉ có di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ mà có ba địa điểm được người dân gọi với cái tên "Đại tướng". Đó là khu rừng Đại tướng nằm trong khu di tích dưới chân núi Pú Đồn, hồ Đại tướng và ba trường học mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong đó có cụm các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông có văn bản hành chính đổi tên từ trường Mường Phăng thành trường Võ Nguyên Giáp.

Những ngôi trường này cũng gắn bó nhiều kỷ niệm khi hai lần đại tướng về thăm Mường Phăng. Có được cơ ngơi là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia cũng nhờ sự đóng góp rất lớn lao của cá nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình ông.

"Còn những công trình khác người dân cứ trìu mến gọi tên "Đại tướng" vì tình cảm của nhân dân Mường Phăng luôn nhớ đến vị tướng được coi như Già bản của bà con trong vùng vậy" - ông Hợp tâm sự.

Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp hoàn thiện cuốn sách ‘Điện Biên Phủ’ của chaCon trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp hoàn thiện cuốn sách ‘Điện Biên Phủ’ của cha

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản lần thứ chín cuốn ‘Điện Biên Phủ’ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó có bổ sung thêm tư liệu do ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng - sưu tầm, tuyển chọn theo di huấn của cha.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp