16/04/2016 10:43 GMT+7

Hồ bơi chứa đầy mồ hôi, tóc, da, mỹ phẩm…

LAM XUÂN
LAM XUÂN

TTO - Trong làn nước trong xanh của hồ bơi công cộng tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn đến từ người bơi cùng các hóa chất trong hồ bơi có thể gây hại đến sức khỏe.

Nên tìm hiểu chọn hồ bơi đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh để hạn chế các nguy hại từ nước hồ bơi - Ảnh: Diệu Nguyễn
Nên tìm hiểu chọn hồ bơi đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh để hạn chế các nguy hại từ nước hồ bơi - Ảnh: Diệu Nguyễn

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Diệu My, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, ngoài các chất hữu cơ có sẵn trong nước và chất khử trùng, nước hồ bơi còn chứa mồ hôi, tóc, da, nước tiểu và các sản phẩm tiêu dùng như mỹ phẩm và kem chống nắng từ những người xuống bơi sinh ra những vi sinh vật tồn tại trong nước.

Những vi sinh vật, chất thải này có thể xâm nhập cơ thể qua đường họng, tiết niệu, mắt…

- Nhiều người đi bơi về có thể bị những bệnh về mắt, gây chảy nước mắt, mắt đổ ghèn, mắt bị đỏ, kết mạc mắt sung huyết...

- Những bệnh về phụ khoa như huyết trắng, ngứa… là trường hợp không hiếm do các động tác bơi làm cho nước hồ bơi có thể vào sâu cơ quan nhạy cảm này.

- Da là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với nước khi bơi. Nên nước hồ bơi quá bẩn hoặc da quá nhạy cảm với các hóa chất trong hồ bơi có thể gây viêm da, mẩn ngứa, ghẻ nước...

Trong trường hợp tắm ở hồ bơi ngoài trời trong thời gian dài hay trong lúc trời nắng gắt càng dễ bị cháy nắng bởi nước trong hồ bơi làm bắt nắng hơn, làm da xạm đen và bám chặt trên bề mặt da rất lâu.

- Tóc khô, gãy, cứng, đổi màu là một vài ảnh hưởng từ nước hồ bơi.

- Nước vào tai là chuyện khó tránh khỏi khi đi bơi, một vài trường hợp có thể bị viêm tai nếu không được xử lý đúng cách.

- Trường hợp trẻ em chưa biết bơi hay bị uống nước hồ bơi dễ bị ảnh hưởng đến đường ruột. Trường hợp bị sặc nước hồ bơi thì cần chú ý làm sạch mũi họng bằng nước muối sinh lý ngay.

Với thời tiết nóng nực và oi nồng như những ngày này, bơi lội vẫn là giải pháp nhiều người chọn, nhưng cần trang bị cho mình cẩn thận hơn để vừa khỏe vừa đẹp vừa giải trí an toàn.

Bác sĩ Diệu My khuyên nên dùng kem chống nắng khi xuống nước. Bôi kem chống nắng lại lần nữa khi nghỉ giữa 2 lần bơi, điều này giúp làn da hạn chế nhạy cảm ánh sáng và lão hóa da.

Bên cạnh đó, cần lưu ý khi đang bị các bệnh về da nhiễm trùng không nên xuống bơi, tránh các bệnh truyền nhiễm cho mình và người khác.

Tắm sạch sẽ trước và sau khi bơi, vệ sinh sạch vành tai ngoài, dái tai, dùng tăm bông thấm hết nước trong tai, rồi dùng nước muối sinh lý làm sạch tai lần cuối.

Để hạn chế các vấn đề về mắt khi bơi, nên dùng kính bơi bảo vệ mắt, khi lên bờ dùng nước muối sinh lý làm sạch mắt ngay.

Để tránh các tác hại làm khô tóc, người bơi nên dùng mũ tắm che tóc thật kỹ, gội dầu bằng dầu gội phục hồi tóc sau khi ở hồ bơi vừa lên.

Nếu trường hợp nước vào tai, người bơi nên lên bờ nghiêng tai cho nước chảy ra ngoài hết rồi lấy bông tăm thấm hút sạch ngay. Nếu trường hợp bị viêm tai nên đến bác sĩ để được điều trị.

LAM XUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp