27/01/2015 08:58 GMT+7

​“Hô biến” thịt trâu thành thịt... bò

CẦM VĂN KÌNH
CẦM VĂN KÌNH

TT - Chỉ mới kiểm tra một doanh nghiệp, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã phát hiện trên 47 tấn thịt trâu nhập khẩu, được doanh nghiệp “hô biến” thành thịt bò, đánh lừa người tiêu dùng.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh thịt trâu đông lạnh của Công ty Tân Đại Dương (Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Kiên

Trong văn bản gửi Ban chỉ đạo phòng chống hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), ông Chu Xuân Kiên - chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội, thành viên Ban chỉ đạo 389 Hà Nội - cho biết Ban chỉ đạo 389 Hà Nội khẳng định thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp, mở rộng điều tra, làm rõ đến các điểm kinh doanh và sử dụng cuối cùng mặt hàng thịt trâu nhập khẩu.

Nhập thịt trâu, bán thịt bò!

Ông Lê Việt Phương, đội phó Đội QLTT số 14, Chi cục QLTT Hà Nội, cho biết trong ngày 26-1 đã tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Xí nghiệp Bắc Hà - chi nhánh Công ty Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội (Đông Anh, Hà Nội) - về hành vi làm hàng giả.

Theo ông Phương, qua kiểm tra Xí nghiệp Bắc Hà đối với mặt hàng thịt trâu đông lạnh nhập khẩu đã phát hiện xí nghiệp này mua 12,6 tấn thịt trâu của Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Bút (Q.Tân Phú, TP.HCM) sau đó “hô biến” 117,5kg thịt trâu thành thịt bò.

Nhập đồ bếp Trung Quốc, ghi nhãn châu Âu

Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết lực lượng kiểm tra liên ngành vừa kiểm tra Công ty TNHH Romal VN (trụ sở tại 26/93/59 đường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội), phát hiện trên 180 sản phẩm (trong kho có khoảng 2.000 sản phẩm) đã được thay nhãn Trung Quốc thành nhãn hiệu của Đức, Ý chuẩn bị đem đi tiêu thụ.

Đặc biệt, Công ty Romal có văn phòng đại diện và đang phân phối sản phẩm tại nhiều địa phương như TP.HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh... Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra, làm rõ. 

Cụ thể, đơn vị này đã tự ý in nhãn phụ tiếng Việt biến thịt trâu thành thịt bò rồi dán vào sản phẩm, thậm chí còn chỉnh sửa cả giấy chứng nhận kiểm dịch từ thịt trâu sang... thịt gà.

Với hành vi được xác định là “sản xuất hàng giả” và “cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong giấy chứng nhận kiểm dịch động vật”, đơn vị này đã bị phạt 105 triệu đồng và buộc phải nộp lại lợi nhuận có được do thực hiện hành vi bất hợp pháp (giá bán ra chỉ khoảng 121.000 đồng/kg).

Theo ông Phương, hàng trăm ngàn tấn thịt trâu được nhập về VN mỗi năm nhưng số thịt trâu này hoàn toàn “mất hút” trên thị trường và đây là lý do Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã ra văn bản yêu cầu kiểm soát mặt hàng thịt trâu đông lạnh nhập khẩu.

Trong đợt kiểm tra mới đây tại Công ty xuất nhập khẩu thương mại và dịch vụ Tân Đại Dương, cơ quan chức năng đã phát hiện 2.393 thùng chứa trên 47,8 tấn thịt trâu đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ, sau đó bán cho 14 doanh nghiệp khác...

Tuy nhiên, theo Ban chỉ đạo 389 Hà Nội, “đầu ra lại không thấy điểm bán lưu thông”.

Người tiêu dùng lãnh đủ

Truy xuất tại các địa điểm sử dụng, cơ quan chức năng phát hiện thịt trâu đã được đưa thẳng vào các khu công nghiệp để phục vụ công nhân và nhiều khả năng đưa ra các chợ tạm, chợ cóc để tránh bị phát hiện.

Cụ thể, qua kiểm tra bếp ăn của Công ty TNHH Canon VN (bếp số 1), do Công ty TNHH Thiên Hà Shidax chịu trách nhiệm cung cấp suất ăn, đã phát hiện 22kg ghi là thịt bò nhập của Xí nghiệp Bắc Hà.

Sau khi lấy mẫu đem đi thử nghiệm, kết quả cho thấy “thịt bò” này không phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tương tự, kiểm tra bếp ăn tại Công ty Hoya Glass Disk do Công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao cung cấp suất ăn, cơ quan chức năng cũng phát hiện công ty này đã mua 72kg “thịt bò” từ Xí nghiệp Bắc Hà.

Sau khi biết số thịt bò kia thực chất là thịt trâu, Công ty Ba Sao đã tiêu hủy vì “không có điều kiện tiếp tục bảo quản”. Theo QLTT Hà Nội, đây chỉ là hai trong số nhiều công ty cung cấp suất ăn trên địa bàn Hà Nội đã mua phải “thịt bò” giả.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đều khẳng định đặt mua thịt bò và không biết đã mua phải thịt trâu, nên không thể xử phạt.

Ngoài các bếp ăn công nghiệp, theo Chi cục QLTT Hà Nội, không loại trừ khả năng một lượng thịt trâu nhập khẩu rất lớn đã được đưa thẳng ra các chợ và nghiễm nhiên được gắn mác “thịt bò” mà người tiêu dùng hoàn toàn không biết.

Cũng theo Ban chỉ đạo 389 Hà Nội, thịt trâu có hạn sử dụng ngắn, điều kiện bảo quản lạnh phải dưới -180OC, trong khi hầu hết doanh nghiệp mua hàng đều không có kho lạnh đủ điều kiện bảo quản.

Do đó, thịt trâu bán ra thị trường rất dễ bị nhiễm khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

CẦM VĂN KÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp