02/02/2023 12:21 GMT+7

Hình vẽ Sương Nguyệt Anh của Google là nhầm lẫn?

Hình vẽ nữ sĩ Sương Nguyệt Anh của Google Doodle có tạo hình được cho là giống nhà giáo Đặng Kim Chi - người từng là trưởng trường nữ Trung học Tổng hợp Sương Nguyệt Anh.

Hình vẽ Sương Nguyệt Anh của Google là nhầm lẫn? - Ảnh 1.

Hình ảnh tôn vinh bà Sương Nguyệt Anh trên Google ngày 1-2 - Ảnh: Chụp màn hình

Hôm 1-2, Google Doodle tôn vinh nữ sĩ Sương Nguyệt Anh thông qua tranh vẽ trên trang chủ. Việc tri ân diễn ra vào đúng ngày kỷ niệm 105 năm báo Nữ Giới Chung phát hành số đầu tiên. 

Bà Sương Nguyệt Anh là chủ bút của Nữ Giới Chung, báo nữ giới đầu tiên ở Việt Nam.

Có đúng là bà Sương Nguyệt Anh?

Trả lời Tuổi Trẻ Online, họa sĩ Camelia Phạm cho biết vẽ bức tranh dựa trên những hình ảnh bà Sương Nguyệt Anh tìm thấy trên Google. 

Đó là bức ảnh một phụ nữ vấn tóc cao, đeo hoa tai và bức tranh vẽ một phụ nữ mặc áo dài màu xanh. Đây là hai bức ảnh phổ biến nhất khi tìm kiếm từ khóa "Sương Nguyệt Anh".

Hình vẽ Sương Nguyệt Anh của Google là nhầm lẫn? - Ảnh 2.

Hai hình ảnh phổ biến nhất khi tìm trên Google về nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, nhưng bức ảnh người thật ở trên được cho là nhà giáo Đặng Kim Chi

Nhưng phản hồi với Tuổi Trẻ Online, một bạn đọc nữ là học trò của bà Đặng Kim Chi ở trường nữ Trung học Gia Long (Sài Gòn, trước năm 1975) cho biết nhân vật trong hình vẽ của Google có thể không phải là bà Sương Nguyệt Anh. 

Bà cho biết nhân vật trong bức ảnh đen trắng nói trên là bà Đặng Kim Chi - hiệu trưởng đầu tiên của trường nữ Trung học Tổng hợp Sương Nguyệt Anh.

Bạn đọc này từng tham dự lễ khánh thành Trường Sương Nguyệt Anh. Theo bà, nhiều học sinh thời đó vẫn nhớ hình ảnh của bà Kim Chi.

Trường nữ Trung học Tổng hợp Sương Nguyệt Anh thành lập năm 1971. 

Ðây là ngôi trường nữ đầu tiên tại Việt Nam với lối giáo dục theo phương pháp tổng hợp. Mô hình giáo dục này học tập các nước tiên tiến thời bấy giờ. 

Hiện nay, đây là Trường THCS - THPT Sương Nguyệt Anh, TP.HCM.

"Chưa có báo nào in ảnh của bà Sương Nguyệt Anh"

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân là người chuyên nghiên cứu về báo chí trong thế kỷ 20. Ông nói với Tuổi Trẻ Online: "Tôi có thấy tranh Google vẽ bà Sương Nguyệt Anh. Có lẽ họ vẽ phỏng chừng thôi. Tôi chưa thấy báo xưa nào in ảnh bà ấy".

Hình vẽ Sương Nguyệt Anh của Google là nhầm lẫn? - Ảnh 4.

Bà Âu Dương Thị Yến, cháu 5 đời của cụ Đồ Chiểu bên mộ Cố mẫu Sương Nguyệt Anh (trong khuôn viên Khu lăng mộ và tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu - Ba Tri, Bến Tre). Ngôi mộ không có hình ảnh bà Sương Nguyệt Anh mà chỉ có thông tin - Ảnh: PHẠM VŨ

Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với Google để hỏi phản hồi. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin cho bạn đọc về vụ việc.

Google tôn vinh nghệ thuật cải lương nhân ngày Sân khấu Việt NamGoogle tôn vinh nghệ thuật cải lương nhân ngày Sân khấu Việt Nam

TTO - Ngày 28-9 (nhằm ngày 12- 8 âm lịch) nhân ngày giỗ tổ nghiệp sân khấu (ngày này cũng được chọn là ngày Sân khấu Việt Nam), Google đã đổi biểu tượng trang chủ Google tiếng Việt là hình ảnh trình diễn của sân khấu cải lương.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp