Tuy nhiên, chỉ sau bốn tháng khi hợp đồng bảo hiểm được phát hành thì người được bảo hiểm tên Hiếu đột ngột qua đời.
Nghi vấn từ một cái chết
Và cũng chỉ sau khi ký hợp đồng mua bảo hiểm khoảng nửa tháng thì anh trai của ông Hiếu thay đổi phần ghi nhận người thụ hưởng bảo hiểm từ ông Hiếu sang cho người anh trai.
Anh trai của ông Hiếu là người thụ hưởng bảo hiểm nên đã yêu cầu chi trả bảo hiểm. Sự việc đó khiến công ty bảo hiểm không thể không nghi ngờ, nên yêu cầu bộ phận điều tra tiến hành xác minh. Toàn bộ hồ sơ và quá trình ký hợp đồng mua bảo hiểm được công ty bảo hiểm rà soát lại.
Đại lý tư vấn và bán bảo hiểm tại Thanh Hóa được triệu tập về công ty ở TP.HCM. Nhân viên đại lý khẳng định bản thân cũng ngạc nhiên về cái chết đột ngột của nam khách hàng tên Hiếu vì tuổi mới 40.
Nhân viên đại lý cũng khẳng định gặp ông Hiếu một lần lúc ký hợp đồng bảo hiểm cùng với anh trai của ông Hiếu. Lúc đó ông Hiếu ngăm ngăm, gầy nhưng rắn rỏi, nhìn khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, ông Hiếu có mặt chỉ năm phút lúc ký hợp đồng để đưa bản gốc CMND cho nhân viên đại lý đối chiếu.
Rồi viện lý do rất bận việc xin đi trước, ông Hiếu đề nghị đại lý làm việc với anh trai ông Hiếu - đại diện cho ông Hiếu.
Đối chiếu thấy đúng người mua bảo hiểm, khớp CMND và hồ sơ nên nhân viên đại lý yên tâm để ông Hiếu ra về và tiếp tục việc lập hợp đồng với anh trai của ông Hiếu. Anh trai của ông Hiếu giúp kê khai thông tin của hợp đồng bao gồm cả việc kê khai sức khỏe.
Sau đó đại lý giao lại giấy tờ để anh trai ông Hiếu đem về cho ông Hiếu ký và sau đó nhận lại giấy tờ đã có chữ ký của ông Hiếu. Phía đại lý cũng tra cứu thông tin sức khỏe, bệnh sử của ông Hiếu tại hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế thì không phát hiện ông Hiếu bị bệnh gì.
“Thấy an tâm vậy rồi thì đại lý ký hợp đồng bảo hiểm chứ nào ngờ...” - chị H.K.Nhung, cựu nhân viên công ty bảo hiểm, cho biết.
Chứng cứ trên bia mộ
Công ty quyết định cử nhân viên đi Thanh Hóa, tìm về nơi chôn cất của người quá cố. Hình chụp bia mộ từ nhân viên mang về so sánh với giấy khai tử thì ngày chết được ghi nhận khác nhau. Theo bia mộ thì ngày chết của ông Hiếu là trước gần hai tháng so với giấy khai tử.
Cùng thời điểm đó, hệ thống cơ sở y tế cung cấp cho công ty một hồ sơ bệnh án giống về căn bệnh, triệu chứng, tình trạng bệnh y chang của ông Hiếu.
Tiếp tục xác minh thì công ty bảo hiểm biết được tên họ của người khám bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) là bà con gần của ông Hiếu. Trong khi đó, tuổi tác và hình dáng của người đứng tên thẻ BHYT cũng gần với ông Hiếu.
Từ đó, công ty bảo hiểm nghi ngờ ông Hiếu sử dụng thẻ BHYT của người bà con để khám bệnh cho mình. Tuy nhiên, do thẻ BHYT không yêu cầu phải có hình của người chủ thẻ nên người này có thể lấy thẻ BHYT của người khác gần giống nhau để được khám bệnh.
Với cách thức như thế thì ông Hiếu có thể khám bệnh cho mình bằng thẻ BHYT của người khác để không lưu lại thông tin, hồ sơ về bệnh án, bệnh sử mà công ty bảo hiểm có thể lần ra để từ chối bán hoặc chi trả bảo hiểm.
Nghi ngờ đó của công ty bảo hiểm đã được anh trai ông Hiếu xác nhận sau một thời gian “đấu lý” thuyết phục của công ty. Anh trai ông Hiếu thừa nhận đã biết ông Hiếu có bệnh nên mượn thẻ BHYT của người bà con đi khám.
Ngoài ra, đúng là ông Hiếu chết khớp với ngày ghi trên bia mộ. Tuy nhiên, anh trai ông Hiếu ghi lùi ngày chết trong giấy khai tử gần hai tháng sau là để công ty bảo hiểm đỡ nghi ngờ vì “mới mua bảo hiểm mà đã chết ngay”.
Nhờ người đóng thế vai
Chị H.K.Nhung nhận định vấn đề trục lợi bảo hiểm, bên cạnh ý đồ của khách hàng còn cho thấy ý thức trách nhiệm của đại lý bảo hiểm chưa cao (chưa nói đến khả năng thông đồng với khách hàng) khi thực hiện tư vấn và ký hợp đồng bán bảo hiểm.
Chị Nhung dẫn chứng một trường hợp xảy ra vào tháng 1-2015. Thời điểm đó, bà Thủy đang bị thương tật nằm viện. Chị gái bà Thủy yêu cầu đại lý đến tư vấn và lập hợp đồng bảo hiểm cho bà Thủy.
Khi đại lý đến thì chị bà Thủy có giới thiệu người ngồi bên cạnh là bà Thủy và đưa bản photo CMND của bà Thủy cho đại lý. Lý do chị bà Thủy không cung cấp bản gốc là CMND gốc đang dùng để làm giấy tờ chủ quyền nhà đất.
Hai tháng sau khi hợp đồng có hiệu lực (khoảng tháng 3-2015), chị gái bà Thủy đề nghị công ty giải quyết quyền lợi bảo hiểm vì bà Thủy bị thương tật nằm viện. Qua xem xét, công ty được biết bà Thủy đã bị thương tật nằm viện trước khi ký hợp đồng nhưng trong hồ sơ khai sức khỏe chuẩn.
Bên cạnh đó, đại lý cho biết khi lập hợp đồng chỉ nhận bản photo CMND nên không nhìn rõ người ngồi trước mặt mình có phải là bà Thủy hay không. Sau thời gian làm việc thì chị bà Thủy cũng thừa nhận đã nhờ một người khỏe mạnh đóng thế vai bà Thủy để lập hợp đồng bảo hiểm.
Một trong những kiểu gian lận để trục lợi bảo hiểm khác là dời ngày tử vong thật. Một lần, anh Kháng được thẩm định viên chuyển hồ sơ yêu cầu đi Bình Phước điều tra một trường hợp khai “con chết đuối khi mới mua bảo hiểm được ba ngày”.
Anh Kháng kể: “Sau khi xác minh lần một thấy nghi ngờ nên lần thứ hai phải đi hai người để hỗ trợ. Lần thứ hai này chúng tôi có được điếu văn của trưởng thôn, ghi nhận ngày tháng năm cháu bé mất.
Trưởng thôn xác nhận cháu bé chết đuối là có thật nhưng thời gian mất không giống như khách hàng khai. Từ những chứng cứ có được, chúng tôi xác định cháu bé chết trước thời điểm được bố mẹ mua bảo hiểm khoảng 10 ngày.
Ba ngày sau khi con chết, bố mẹ mới đi mua bảo hiểm và một tuần sau khi mua bảo hiểm thì gia đình làm hồ sơ khai con mới chết. Trường hợp này khách hàng đã dời ngày mất ra trước để hợp lý với việc mua bảo hiểm”.
Khi điều tra viên bảo hiểm ra ủy ban xã, người bố biết nên đi theo. “Bố của cháu bé vào ủy ban, quậy chửi chúng tôi không còn thể thống gì” - anh Kháng nhớ lại.
Hai điều tra viên bảo hiểm phải dùng kế “giương Đông kích Tây”, một người mời khách hàng ra ngoài nói chuyện, người kia đi vòng cửa sau ra nhờ ủy ban đóng dấu xác nhận chữ của trưởng thôn.
Anh Kháng cho biết: “Lúc đầu ủy ban không chịu đóng dấu, phải đấu tranh thuyết phục là không cần xác nhận về nội dung, chỉ cần xác nhận chữ ký của trưởng thôn là thật thôi. Ủy ban xã cuối cùng cũng đóng dấu”.
Có được bản đóng dấu, anh Kháng ra hiệu cho đồng nghiệp của mình, hai người đi vòng cửa sau ra đón xe ôm. Đường từ ủy ban xã ra lộ chỉ 3-4km nhưng ổ gà ổ vịt, bụi mù rất khó đi.
Anh Kháng kể: “Chạy được chừng 10 phút, còn khoảng 1km nữa ra đường cái thì nghe ông xe ôm nói có người đang rượt theo sau kìa. Hai anh em không dám nhìn lại. Cái xe tống ba nên chạy cà rịch cà tàng. May vừa ra đường cái thì có xe khách trờ tới, chúng tôi nhảy ngay lên xe...”.
Theo kết luận thì ông Hiếu chết vì bệnh hiểm nghèo. Trong khi bệnh hiểm nghèo thì thời gian ủ bệnh và phát tác lâu dài. Thế nhưng công ty bảo hiểm vẫn không thu thập được bất kỳ hồ sơ bệnh án nào của ông Hiếu. Thời gian để công ty bảo hiểm A xác minh theo quy định là 90 ngày. Trong khi thời gian đã gần hết, công ty vẫn chưa tìm ra thông tin gì khác mà người anh trai của ông Hiếu liên tục thúc giục, khiếu nại, yêu cầu phía công ty chi trả bảo hiểm. |
__________
Kỳ tới: Tâm sự của một điều tra viên
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận