29/11/2024 18:08 GMT+7

Hiệu trưởng dùng con dấu vay nợ hơn 5 tỉ rồi âm thầm… bán trường

Hiệu trưởng trường trung cấp dùng con dấu vay nợ hơn 5 tỉ đồng rồi âm thầm… sang nhượng tài sản.

Hiệu trưởng dùng con dấu vay nợ hơn 5 tỉ rồi âm thầm… bán trường - Ảnh 1.

Trường trung cấp Bình Minh (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) bị nhiều người dân khởi kiện vì hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng quản trị cũ dùng con dấu vay nợ để mua sắm, trang bị cho trường nhưng chủ mới lại nói không liên quan - Ảnh: THẾ THẾ

Ngày 29-11, một lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết Trường trung cấp Bình Minh (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã có chủ mới, hiệu trưởng mới. 

Các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân khởi kiện ra tòa để xử lý việc hiệu trưởng cũ dùng con dấu vay nợ hơn 5 tỉ đồng rồi âm thầm sang nhượng trường.

Hiệu trưởng đóng dấu đỏ của nhà trường trên giấy vay nợ

Trước đó, khoảng 20 người dân, giáo viên tại Trường trung cấp Bình Minh có đơn kêu cứu, đề nghị ngành chức năng tạm dừng thay đổi hiện trạng cơ sở vật chất của trường này do đang vướng nợ nần.

Theo các giáo viên, cuối năm 2018 bà Từ Thị Hồng Hòa - hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng quản trị Trường trung cấp Bình Minh - vay mượn nhiều người hơn 5 tỉ đồng để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, trả nợ vay ngân hàng

Đáng chú ý, trong các giấy vay, phiếu thu tiền từ người dân, giáo viên đều dùng biên lai, dấu đỏ của Trường trung cấp Bình Minh nên nhiều người đã tin tưởng đầu tư.

Trong số này, giấy vay tiền đề ngày 2-1-2019 do bà Từ Thị Hồng Hòa - chủ tịch hội đồng quản trị, đại diện cho Trường trung cấp Bình Minh - vay của bà T.T.N. (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) 500 triệu đồng.

Hai bên thỏa thuận mức lãi suất 2%/tháng, thời điểm thanh toán lãi mỗi tháng tính từ ngày vay. Khi nào cần lấy lại tiền gốc, bà N. báo trước cho Trường trung cấp Bình Minh 1 tháng, bà Hòa có trách nhiệm trả đủ số tiền trên. 

Giấy vay đều có đầy đủ chữ ký của hai bên, có đóng dấu mộc Trường trung cấp Bình Minh.

Bà N. nói ban đầu mỗi tháng bà Hòa vẫn trả lãi, nhưng hơn 1 năm nay thì không còn nữa. Riêng phần tiền gốc bà N. cũng đã đòi nhiều lần nhưng bà Hòa không thanh toán, trong khi chủ mới tại Trường trung cấp Bình Minh nói "không liên quan".

"Nghe tin trường đang chuẩn bị chuyển cho một đơn vị mới, buộc tôi và nhiều người khác phải làm đơn gửi tới UBND tỉnh Đắk Lắk để tránh tẩu tán tài sản khi chưa giải quyết vấn đề thỏa đáng", bà N. lo lắng.

Trao đổi về vấn đề này, bà Từ Thị Hồng Hòa thừa nhận có dùng danh nghĩa chủ tịch hội đồng quản trị và con dấu của Trường trung cấp Bình Minh vay mượn một số tiền lớn từ một số cá nhân để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường.

"Các khoản nợ tôi vẫn trả lãi bữa giờ, nhưng gần đây không còn khả năng nên chưa trả lãi cho họ. Làm ăn đổ bể do mấy năm COVID-19, trường vay nóng, vay nguội để xoay xở. Còn nợ thì tất nhiên tôi phải cố gắng làm để trả dần", bà Hòa cho hay.

Chủ đầu tư mới: "Chúng tôi không liên quan"

Hiệu trưởng dùng con dấu vay nợ hơn 5 tỉ rồi âm thầm… bán trường - Ảnh 3.

Bên trong Trường trung cấp Bình Minh - Ảnh: THẾ THẾ

Liên quan đến vấn đề này, hiệu trưởng mới tại Trường trung cấp Bình Minh cho biết ông mới được giao làm hiệu trưởng về mặt chuyên môn, phần mua bán tài sản ông không liên quan.

Trong khi đó, đại diện nhà đầu tư mới khẳng định việc mua bán, sang nhượng Trường trung cấp Bình Minh không liên quan đến bà Từ Thị Hồng Hòa nữa. Theo vị này, bà Hòa đã sang nhượng cổ phần của mình cho 3 cổ đông khác vào năm 2023. Sau đó, chủ mới nhận chuyển nhượng lại cổ phần từ 3 cổ đông trên để củng cố hoạt động trở lại.

Đại diện chủ đầu tư mới cũng cho rằng mình vô can đối với các khoản nợ mà bà Hòa vay nói để xây dựng, mua sắm trang thiết bị trong trường.

Theo vị này, khi trường vay tiền để đầu tư thì phải có biên bản họp hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị thông qua phương án vay để làm gì và trả nợ như thế nào. 

Còn vấn đề chuyển nhượng thành công như thế nào thì phải được cơ quan chức năng công nhận theo quy định. Hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng quản trị cũng đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Liên quan đến vụ việc này, một lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết hiện nay Trường trung cấp Bình Minh đã thay đổi thành viên hội đồng quản trị, hiệu trưởng.

Khi nhà trường có nhu cầu đổi tên, đổi thành viên hội đồng quản trị, thư ký, hiệu trưởng và thực hiện đúng quy định thì sở tham mưu để UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt.

"Việc các cá nhân vay mượn với nhau là quan hệ dân sự, ngành chức năng không thể can thiệp nên đã hướng dẫn người dân khởi kiện ra tòa", vị này nói.

Trường trung cấp Bình Minh chịu trách nhiệm liên đới

Nói về vấn đề này, luật sư Tạ Quang Tòng - chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk - cho rằng nếu bà Hòa vay mượn tiền với tư cách của Trường trung cấp Bình Minh, có đóng dấu đỏ của trường thì nhà trường phải có trách nhiệm với những người liên quan.

"Trường hợp này người dân có thể khởi kiện Trường trung cấp Bình Minh. Bà Hòa sẽ thuộc diện người có nghĩa vụ liên quan", luật sư Tòng nêu quan điểm.

Hiệu trưởng dùng con dấu vay nợ hơn 5 tỉ rồi âm thầm… bán trường - Ảnh 3.Khách hàng 'tố' không vay mà gánh nợ 60 triệu đồng: Do cựu nhân viên ngân hàng mượn tên

Cựu nhân viên Ngân hàng trong vụ khách hàng không vay mà gánh nợ 60 triệu đồng đã lên tiếng thừa nhận mình sử dụng số tiền nêu trên. Hiện bà này đang ở nước ngoài.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp