20/01/2025 09:00 GMT+7

Hiểu ‘sâu’ để lớn nhanh

Giáo dục về gốc rễ, văn hóa là chìa khóa để thế hệ trẻ Việt Nam tự tin hội nhập quốc tế, tự hào giữ vững bản sắc dân tộc.

Hiểu ‘sâu’ để lớn nhanh - Ảnh 1.

Sinh viên trường Fulbright và Dartmouth trong chuyến thực địa của lớp ‘Việt Nam trên đường phát triển’ (Developing Vietnam) ở tỉnh Bến Tre - Ảnh: DNCC

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, cơ hội phát triển mở rộng, nhưng thách thức giữ gìn bản sắc dân tộc cũng lớn hơn. Đối với thế hệ trẻ, việc định hình tương lai không chỉ cần dựa trên tri thức hiện đại, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về cội nguồn, lịch sử và giá trị truyền thống.

Giáo dục về căn tính dân tộc

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, giáo dục về căn tính và bản sắc dân tộc không chỉ là nền tảng bảo tồn văn hóa mà còn là động lực phát triển bền vững.

Với định hướng thông qua giáo dục để góp phần xây dựng Việt Nam phát triển và hội nhập, tại trường Đại học Fulbright Việt Nam, việc giảng dạy về văn hóa dân tộc là điều cốt lõi để hình thành một thế hệ trẻ được trang bị kiến thức tiến bộ, có trách nhiệm với đất nước và với thế giới.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, trung tâm Nghiên cứu Việt Nam tại trường đóng vai trò chiến lược, tiên phong trong việc nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa, lịch sử Việt Nam với những phương pháp tiếp cận hiện đại.

Hiểu ‘sâu’ để lớn nhanh - Ảnh 2.

Dự án nhân văn số của trường Fulbright hợp tác với Đại học Columbia (Mỹ) hướng đến thay đổi việc tiếp cận và nghiên cứu nguồn di sản phong phú của Việt Nam và tài nguyên học thuật toàn cầu thông qua công nghệ kỹ thuật số - Ảnh: DNCC

Hiểu cội nguồn bằng tư duy toàn cầu

Kết hợp giáo dục hiện đại với giáo dục về gốc rễ văn hóa, chương trình học tại trường giúp sinh viên hiểu thấu đáo về văn hóa dân tộc, đồng thời cung cấp tri thức khoa học để các bạn trẻ góp phần giải quyết các khó khăn trong cộng đồng mình sống với tư duy bao quát, toàn cầu.

Được đào tạo trong một môi trường quốc tế, với mô hình giáo dục khai phóng và khoa học, kỹ thuật của Mỹ, sinh viên trường có cơ hội tiếp xúc với những kiến thức cập nhật, tiên tiến nhất trong mọi lĩnh vực học thuật và rèn luyện tư duy toàn cầu.

Câu chuyện văn hóa Việt Nam được giảng dạy trong những lớp học mang tính xuyên văn hóa với phương pháp tiếp cận liên ngành, giúp các bạn trẻ tiếp cận các hiện tượng, sự kiện lịch sử dưới nhiều lăng kính khác nhau, từ đó mở rộng thế giới quan và tư duy phản biện.

Hiểu ‘sâu’ để lớn nhanh - Ảnh 3.

Sinh viên trường Fulbright tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam trong lớp ‘Việt Nam trên đường phát triển’ - Ảnh: DNCC

Ví dụ, qua môn nền tảng văn hóa và xã hội Việt Nam hiện đại, sinh viên sẽ được tìm hiểu Việt Nam hiện đại, từ các khía cạnh văn hóa xã hội, chính trị đến quan hệ quốc tế trong bối cảnh khu vực và toàn cầu.

"Điều làm mình ấn tượng nhất sau tất cả những bài giảng những câu chuyện lịch sử được tường thuật theo nhiều phía. Mình nghĩ nhiều về lịch sử và thấy nặng lòng với dân tộc. Nó khơi dậy lòng yêu nước một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà mãnh liệt" - Quách Minh Phát, cựu sinh viên ngành Việt Nam học, chia sẻ về môn học.

Những người trẻ dần ra biển lớn...

Tiếp cận với phương pháp hiện đại, thấu hiểu sâu sắc văn hóa địa phương, với tư duy ‘Think globally, act locally’, các bạn trẻ trường đã thực hiện thành công nhiều dự án ý nghĩa, đóng góp tích cực cho cộng đồng.

Lâm Vũ An, sinh viên khóa 2025, đã sáng lập nhóm Digital Humanities Lab@Fulbright - nhóm nghiên cứu nhân văn số đầu tiên tại Việt Nam. Đây là nơi sinh viên và học giả cùng thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nhân văn, để tìm ra những cách tiếp cận sáng tạo trong giáo dục và nghiên cứu.

Một trong những dự án nổi bật của nhóm là Braille Music Access, thư viện âm nhạc kỹ thuật số miễn phí dành cho cộng đồng người khiếm thị.

Hiểu ‘sâu’ để lớn nhanh - Ảnh 4.

Trần Việt Hoàng - cựu sinh viên trường Fulbright - thực hiện nhiều dự án về lập trình, hỗ trợ cộng đồng người khiếm thị - Ảnh: DNCC

Trần Việt Hoàng - cựu sinh viên khiếm thị ngành khoa học máy tính, với dự án HNVision hỗ trợ người khiếm thị sử dụng các thiết bị gia dụng thông qua phần mềm, đã xuất sắc giành học bổng Community Change Maker’s Scholarship của Tập đoàn Temasek.

Ngay khi còn theo học tại trường Fulbright, Hoàng đã thực hiện nhiều dự án lớp học dạy lập trình cho người khiếm thị. Câu chuyện của chàng trai khiếm thị mong muốn đưa Việt Nam lên bản đồ công nghệ thế giới đã mang đến nhiều động lực cho nhiều bạn trẻ khác.

Kết nối bản sắc với tương lai

Giáo dục về gốc rễ là hành trình kết nối những giá trị văn hóa trong mỗi người với tương lai. Bằng cách kết hợp giáo dục hiện đại và bản sắc văn hóa dân tộc, trường Đại học Fulbright Việt Nam mong muốn góp phần xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam vừa có trách nhiệm với đất nước, vừa có năng lực chinh phục những đỉnh cao tri thức toàn cầu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp