15/06/2021 17:08 GMT+7

Hiệp hội Du lịch TP.HCM kiến nghị cơ chế vay riêng cho doanh nghiệp du lịch

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Theo Hiệp hội Du lịch TP.HCM, để các doanh nghiệp thực sự vượt qua được khó khăn, cơ quan chức năng cần sớm có chính sách đặc thù về thời hạn trả nợ, lãi vay cho lĩnh vực du lịch.

Hiệp hội Du lịch TP.HCM kiến nghị cơ chế vay riêng cho doanh nghiệp du lịch - Ảnh 1.

Doanh nghiệp du lịch TP.HCM cho rằng cần có cơ chế cho vay riêng phù hợp với tình trạng của ngành hiện nay - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bà Nguyễn Thị Khánh, chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM, cho biết ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hơn một năm qua các doanh nghiệp du lịch và hàng không gánh thiệt hại nặng nề chưa từng có. 

Để tuân thủ hoạt động chống dịch, mọi hoạt động của ngành du lịch gần như tê liệt, doanh nghiệp điêu đứng, hầu hết đều ngưng hoạt động, không có doanh thu… nhưng vẫn phải chịu áp lực lớn với hàng loạt chi phí: trả lương cho lao động, mặc dù đã cắt giảm và cơ cấu lại nhân sự, trả lãi vay, nợ, hoàn tiền cho khách hàng với các chi phí đã đặt trước… 

Theo Hiệp hội Du lịch TP.HCM, thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực đầu tháng 4-2021 có sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 01 trong hỗ trợ doanh nghiệp, có phương án về thời hạn trả, giảm lãi cởi mở hơn nhưng vẫn chưa thể giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động. 

"Dù cơ cấu thời hạn trả nợ thêm 12 tháng theo thông tư 03 quy định, doanh nghiệp du lịch vẫn vô cùng khó khăn trong thanh toán các khoản nợ. Những khó khăn của ngành du lịch trong đó gồm lữ hành, khách sạn, khu du lịch, nhà hàng và chuỗi cung ứng dịch vụ, kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành như: vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thủy và các ngành kinh tế khác", bà Khánh nhận định. 

Do đó, trong văn bản kiến nghị ngày 15-6, Hiệp hội Du lịch TP cho rằng việc tạo những cơ chế đặc thù, ưu đãi giúp doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn trước mắt, khôi phục hoạt động cũng đồng thời tạo động lực vực dậy các ngành, lĩnh vực liên quan. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, UBND TP.HCM nghiên cứu, sớm có chính sách đặc thù về thời hạn trả nợ, lãi vay cho lĩnh vực du lịch. 

Theo đó, giảm mức lãi suất vay đang áp dụng, không áp dụng chuyển nhóm nợ. Ngoài ra cần có cơ chế ân hạn gốc và lãi toàn bộ dư nợ hiện hữu. 

Hiệp hội cũng đề xuất thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, kể cả trường hợp gia hạn nợ là 24 tháng, kể từ ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả. 

"Những kiến nghị này xuất phát từ thực tế thông tư 03 được ban hành trước khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 với những diễn biến phức tạp. Các doanh nghiệp du lịch vốn lao đao thì hiện nay gần như tê liệt, phá sản, mất khả năng trả nợ. Trong khi đó, thời điểm mở cửa đón khách quốc tế còn chưa rõ", đại diện Hiệp hội Du lịch TP nói thêm. 

Theo Sở Du lịch TP, trong năm 2020 chỉ có 10 trên 50 doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay theo công văn của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, 10 doanh nghiệp đang được xem xét cơ cấu lại nợ gốc, ân hạn nợ gốc, hoãn thanh toán lãi, giảm lãi và tái cấp hạn mức. Hiện các doanh nghiệp này phải bổ sung phương án trả nợ.

Sở cũng có đề xuất hỗ trợ dòng tiền cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn trả lương cho nhân viên. Theo tính toán của sở, với hơn 5.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, có tổng số lao động khoảng 31.500 người, gói vay lãi suất 0% được ước tính gần 209 tỉ đồng.

Sẽ có hơn 1 triệu tỉ đồng được vay lãi suất ưu đãi?

Trong cuộc họp về hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng COVID-19 của TP.HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết thông tư số 03/2021 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, cho vay mới... sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp du lịch. Các doanh nghiệp sẽ được giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất cho vay cùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác.

Ước tính trong 5 tháng đầu năm, dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM tăng 4,7%, đạt trên 2,65 triệu tỉ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn ước đạt 1,22 triệu tỉ đồng, trung - dài hạn ước đạt 1,43 triệu tỉ đồng...

Hơn 170 doanh nghiệp lữ hành TP.HCM rời thị trường Hơn 170 doanh nghiệp lữ hành TP.HCM rời thị trường

TTO - Sau hai đợt dịch bùng phát, doanh thu lữ hành ở nhiều doanh nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2020. Con số sụt giảm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp.

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp