Phóng to |
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đọc diễn văn kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định Genève - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Hội nghị Genève là một quá trình đàm phán gay go, quyết liệt, kéo dài 75 ngày đêm với 31 phiên họp cùng với nhiều cuộc tiếp xúc song phương và đa phương bên lề hội nghị. Cuối cùng Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết. |
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận và đánh giá cao công lao của các cán bộ và chiến sĩ đã phục vụ cuộc đấu tranh ngoại giao của ta tại Hội nghị Genève 1954, đặc biệt là các thành viên của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa - những người đã tham gia trực tiếp cuộc đấu trí cam go, góp phần làm nên thành công của hội nghị.
Chủ tịch nước khẳng định: “60 năm đã trôi qua, nhiều đồng chí đã không còn nữa, nhiều đồng chí đã tuổi cao sức yếu không thể về dự lễ kỷ niệm. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi xin vui mừng thông báo Đảng và Nhà nước đã quyết định phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang” cho đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do những đóng góp to lớn và quan trọng của đoàn tại Hội nghị Genève 1954 dẫn đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”.
Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh sau Cách mạng Tháng 8-1945, trong tình thế thù trong giặc ngoài, vận mệnh cách mạng mới được thành lập như ngàn cân treo sợi tóc. Bằng những nỗ lực ngoại giao tài tình linh hoạt, mềm dẻo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã nhân nhượng những gì có thể để bảo vệ nền độc lập non trẻ và mong giữ được nền hòa bình cho đất nước (vừa mới trải qua nạn đói khủng khiếp, tác động nặng nề của chiến tranh thế giới và sự thống trị của chủ nghĩa thực dân).
Nhưng với dã tâm quyết cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh xâm lược trên cả đất nước Việt Nam. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể nhân dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên với ý chí thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ đầy hi sinh, gian khổ. Với đường lối toàn dân toàn diện, dựa vào sức mình là chính, chiến thắng của quân và dân ta trên khắp chiến trường mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đã dẫn đến Hội nghị Genève về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.
“Việc ký kết Hiệp định Genève là thắng lợi to lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Lần đầu tiên, Chính phủ Pháp và mỗi nước tham gia Hội nghị Genève cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Quân đội Pháp phải rút về nước.
Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn và vững chắc cho miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Hiệp định Genève là một bước tiến quan trọng khẳng định khát vọng quan trọng của Việt Nam về một nền hòa bình gắn liền với độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” - Chủ tịch nước khẳng định.
|
Các đồng chí cán bộ ngoại giao lão thành có mặt tại buổi lễ kỷ niệm - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gắn huân chương vào lá cờ truyền thống của ngoại giao Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các đồng chí cán bộ tham dự Hội nghị Genève năm 1954 - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (bìa trái) bắt tay chúc mừng đồng chí Hà Văn Lâu, nguyên chuyên viên quân sự của phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Genève năm 1954 - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Một cán bộ lão thành ngoại giao xúc động trong buổi lễ kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định Genève - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Bài phát biểu đầy xúc động của đồng chí Trần Việt Phương, nguyên chuyên viên đoàn Chính phủ Việt Nam tại Genève, nguyên thư ký cố thủ tướng Phạm Văn Đồng - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan triển lãm về Hội nghị Genève 1954 - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận