Phóng to |
Kiran Johl |
Tôi không ngạc nhiên khi biết phụ nữ thường xuyên bị hãm hiếp ở Ấn Độ và tại sao những thông tin này chúng tôi nghe rất ít ở Mỹ. Theo tôi, nó đại diện cho hai hiện tượng khác nhau:
Tội phạm và cưỡng bức tình dục xảy ra ở khắp mọi nơi do mất cân bằng giới tính và đặc biệt là những tín ngưỡng xoay quanh tính nam và tính nữ. Đàn ông Ấn hay đàn ông nước khác thường có ý nghĩ phải luôn kiểm soát bản thân và mọi thứ xung quanh mình.
Về trường hợp cưỡng hiếp một phụ nữ Thụy Sĩ trước mặt chồng cô gần đây, những người đàn ông Ấn rất nghèo này cưỡng hiếp một phụ nữ châu Âu giàu có (nói theo cách tương đối) cho thấy điều gì? Tôi tin rằng đó là phản ứng đối với cái nghèo khó của chính họ và họ hành động như vậy sau khi nhận ra mình không còn “tính chất đàn ông” trong người xét theo khía cạnh khả năng kiếm sống để chu cấp cho bản thân hoặc hỗ trợ gia đình.
Nói cách khác, tôi không nghĩ họ làm thế chỉ để thỏa mãn nhục dục hoặc tìm kiếm niềm vui nào khác.
Khi nói về tính nữ, chúng ta hãy xem vụ hiếp dâm dã man của một nhóm năm người đàn ông Ấn đối với một nữ sinh viên 23 tuổi. Cô sinh viên chưa kết hôn bị hãm hiếp khi đi cùng một chàng trai trẻ trên xe buýt lúc trời sẩm tối. Tôi tin rằng những người đàn ông tội phạm đã cố gắng kiểm soát một người phụ nữ mà họ nghĩ là một cô gái quá độc lập và hiếp dâm sẽ là một cách để đàn áp cô.
Những tội phạm tình dục này cũng có những ngoại lệ. Đa số các vụ hiếp dâm hay lạm dụng tình dục thường không phải do người lạ gây ra mà liên quan đến người quen của các nạn nhân.
Có lẽ vì tôi là một sinh viên đại học, tôi nghe rất nhiều về các vụ hiếp dâm do người quen gây ra ở các buổi tiệc tùng. Một lần nữa tôi nghĩ rằng khi xã hội hóa mối quan hệ nam nữ, có một tín ngưỡng ngầm rằng đàn ông là những người rất thích sex, và về mặt xã hội khao khát tình dục mọi lúc, mọi nơi của họ có thể chấp nhận được.
Người ta cũng có một tín ngưỡng không phù hợp khi cho rằng phụ nữ thường giả bộ phớt lờ khi đàn ông tán tỉnh họ và thậm chí khi họ nói “không”, họ cũng thường thay đổi ý nghĩ giữa chừng. Tín ngưỡng trên xuất phát từ ngành công nghiệp khiêu dâm cũng như các quan điểm cho rằng phụ nữ thường bẽn lẽn, rụt rè và dễ phục tùng trong tình dục.
Tôi nghĩ những người Ấn đang sinh sống và học tập ở Mỹ không nghe nhiều về các vụ hiếp dâm ở Ấn Độ một phần do sự bất bình đẳng kinh tế và chủng tộc ít nhiều trong xã hội Mỹ, các nạn nhân nghèo trên thế giới thường không phải là câu chuyện gì gây "đình đám". Thành thật mà nói, không ai quan tâm đến những người phụ nữ Ấn nghèo khổ, điều đó cũng giống như chúng tôi ít chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của những người phụ nữ da màu so với phụ nữ da trắng tầng lớp trung lưu.
Ngoài ra, là một phụ nữ Ấn thế hệ thứ hai, tôi không thể hình dung chuyện gì sẽ xảy ra khi tôi bàn luận với gia đình về tội phạm tình dục bởi theo thông lệ xã hội ở Ấn Độ, nói chuyện với phụ huynh về các vấn đề tình dục là khá khó khăn.
Tôi thiết nghĩ dù cho bạn đi đâu, thể chế chính trị và truyền thông sẽ luôn gắn bó mật thiết với nhau. Dù có lý do nào chăng nữa, các cuộc biểu tình vẫn xảy ra vì những tội ác này thật sự quá tàn bạo. Khi các quyết định chính trị được đưa ra, nạn hiếp dâm sẽ tùy theo đó có thật sự trở thành một vấn đề hệ trọng hay không.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận