07/07/2021 09:27 GMT+7

Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Kỳ tích sông Sài Gòn

TRẦN VĂN TƯỜNG
TRẦN VĂN TƯỜNG

TTO - Nhắc tới TP.HCM, nhiều người nghĩ ngay đến sông Sài Gòn! Sài Gòn xưa được lấy tên từ một con sông tiêu biểu.

Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Kỳ tích sông Sài Gòn - Ảnh 1.

Tuyến buýt đường sông chạy trên sông Sài Gòn Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người ở, người đến và người đi đều ấn tượng với Sài Gòn. Sông Sài Gòn kết nối nhiều địa phương, còn là cửa ngõ ra thế giới.

Nhiều điểm vui chơi, giải trí, phát triển kinh tế hướng ra sông Sài Gòn. Kênh Lớn (nay là đường phố đi bộ Nguyễn Huệ), kênh Xáng (nay là đường Hàm Nghi) có những khu chợ thông thương và tổ chức các sự kiện quốc tế cũng kết nối với sông Sài Gòn.

Không quá lời nếu nói rằng tương lai thành phố cũng gắn với biểu tượng con sông nơi đó. Seoul (Hàn Quốc) khi phát triển vượt bậc về kinh tế thì truyền thông thế giới gọi "kỳ tích sông Hàn".

Thượng Hải (Trung Quốc) quy hoạch phố Đông (giống mô hình TP.HCM phát triển Thủ Thiêm) thành trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới được gọi "kỳ tích sông Hoàng Phố".

Singapore lấy tên một dòng sông, du lịch đến đây tôi thấy nước này đã trùng tu nhiều bến cảng, xưởng tàu, kho bãi, di tích ven sông thành không gian công cộng kết hợp các hoạt động thương mại đã tạo ra các bến du lịch trở thành điểm đến thu hút rất đông du khách. Clarke Quay được cho là ấn tượng với nhiều dịch vụ giải trí, ăn uống, mua sắm, nghe nhạc là một ví dụ.

Nhiều khi nghĩ rằng bản sắc văn hóa, biểu tượng hay thương hiệu là thứ gì đó to tát, vĩ đại lắm. Như thắng cảnh tuyệt đẹp với hang động lạ mắt, lăng tẩm hay tượng đài vua chúa, cố đô kinh thành cũ hoặc các công trình xây mới đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy.

Hóa ra lại khác, ngày nay những hình ảnh đưa lên mạng xã hội chụp lại trung tâm thương mại hoành tráng, tòa nhà cao chọc trời nhưng số lượng "like" lắm khi lại thua xa hình ảnh có con sông. Dọc bờ sông Sài Gòn có các công viên bến Bạch Đằng, bến Nhà Rồng, cảng Ba Son, Tân Cảng...

Các hoạt động này với việc đóng và sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa, thương mại "trên bến dưới thuyền" đã làm trụ cột văn hóa và kinh tế hàng trăm năm trước cho Sài Gòn - TP.HCM.

Ngày nay thuận lợi hơn trong giao thông với hàng loạt cây cầu Bình Phước, Bình Lợi, Bình Triệu, Sài Gòn, Thủ Thiêm, Chữ Y, Phú Mỹ... Tuyến buýt đường thủy từ quận 1 về phường Linh Đông (TP Thủ Đức). Cầu Thủ Thiêm 2 đang được xây dựng.

Dấu ấn lịch sử kết nối nhiều di tích với địa điểm văn hóa như các chùa, nhà thờ, khu đô thị Thủ Thiêm, quảng trường Mê Linh. Sông Sài Gòn có đặc điểm độc đáo như hình một con rồng lớn đang uốn lượn, len lỏi trong lòng đô thị đi qua nhiều quận, huyện. Đoạn được cho là đẹp nhất đi qua địa bàn các quận 1, 4, Bình Thạnh và TP Thủ Đức.

Hai bên bờ sông Sài Gòn có dải đất rộng lớn ở các vị trí "trắc địa" rất thuận lợi cho việc mở rộng không gian, làm đẹp cảnh quan, tạo ra những phân khu chức năng và phục vụ cộng đồng, khai thác du lịch kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, lịch sử.

Làm dải công viên cây xanh và nơi sinh hoạt cộng đồng để dạo bộ, đạp xe, ngắm cảnh, tham quan... Quy hoạch bố trí không gian tổ chức các sự kiện quốc tế, thu hút du khách, giới thiệu lịch sử về TP.HCM.

Bờ Tây giáp nội thành, tạo không gian thông thoáng kết nối cho khu trung tâm đỡ chật chội và ngột ngạt. Bờ Đông nối đô thị sáng tạo theo chủ trương, định hướng chiến lược phát triển mới về phía Thủ Đức.

Với nhiều tiềm năng và lợi thế, triển vọng trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 cho TP.HCM dựa trên nền tảng là kinh tế tri thức và khoa học công nghệ hướng về sông Sài Gòn.

Nơi đây hội tụ những gì thuộc về quá khứ, hiện tại, tương lai cùng với thiên thời, địa lợi để TP.HCM nâng tầm quốc tế với "kỳ tích sông Sài Gòn".

Cùng hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế

Cuộc thi hiến kế "TP.HCM nâng tầm quốc tế" như một diễn đàn mở dành cho bạn đọc đóng góp ý tưởng và giải pháp nâng cao vị thế quốc tế của Sài Gòn - TP.HCM thông qua việc nhận diện thương hiệu quốc tế nào cho thành phố, biểu tượng nào mang tầm quốc tế?

Báo Tuổi Trẻ cùng Sở Ngoại vụ TP.HCM, với sự đồng hành của Vietnam Signature và Global Embassy, tổ chức. Thời gian nhận bài dự thi: từ 16-6 đến hết ngày 16-8-2021.

Bài dự thi gửi về email: [email protected] hoặc gửi về địa chỉ báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM; ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi hiến kế "TP.HCM nâng tầm quốc tế".

Tính đến 9h ngày 7-7, hộp thư [email protected] đã nhận được 173 ý tưởng hiến kế. Báo Tuổi Trẻ cảm ơn các bạn đọc đã gửi bài:

- 16-6: Đinh Thành Trung, Chung Thanh Huy, Tương Quan, Tanthoi Le.

- 17-6: Bình Nguyễn, Chương Nguyễn Hoàng, Tho Ton, Ha Mai, phat thinh nguyen, Đình Tuấn Đào, NB ngobinhparis1.

- 18-6: thai hoang, Tanthoi Le, Đình Tuấn Đào, Diễm Ngọc, Tương Quan, Quỳnh Iris Prelle, kien vutrungkien, Phong Châu Nguyễn, Anh Tú Lê.

- 19-6: tam tranvan, Trang Nguyễn Thị Thùy Trang, Minh Út Nguyễn, Nguyễn Hà Tiên, hung hai, Đình Tuấn Đào, Nguyễn Minh Tâm, Văn Lực Nguyễn.

- 20-6: Diễm Ngọc, Tương Quan, Hiển Bùi, Nguyễn Tuấn Anh, Pham Cao Cuong, Đô Lê Văn, Long Trieu.

- 21-6: Chung Thanh Huy, Aron Schuftan, Hiển Bùi, Văn Lực Nguyễn, Minh Tuan Nguyen.

- 22-6: Hong Nhung Bui, Bình Nguyễn, Ha Le, Chương Nguyễn Hoàng, Hoài Khiêm, Nhuận Nguyễn Văn, lê cải.

- 23-6: tam tranvan, Đinh Thành Trung, Minh Út Nguyễn, Minh Trang Kieu, Cuong Dang, Thu Vũ, Tanthoi le, Triết Nguyễn minh, Phan Anh.

- 24-6: Văn Lực Nguyễn, Thu Vũ, Tho Ton, Truongnam Thuan, TUAN NGUYENANH, Tran Quoc Lan, trãi trần.

- 25-6: Truongnam Thuan, Tho Le, Le Hieu Phong, Toàn Nguyễn, NB ngobinhparis1.

- 26-6: vietlam le, Minh Út Nguyễn, Nguyễn Hà Tiên, Lê Hữu Quí, Hữu Tín Lương, Bình Nguyễn, Chinh Ho, Ba Tran Dinh, Truongnam Thuan.

- 27-6: Thu Vũ, Xuân Tiến Trần, Truongnam Thuan, Tran Hop.

- 28-6: Truongnam Thuan, Serlock Đức Nguyễn.

- 29-6: Dung Nguyen, Huyền Nga, Hiến Lê, Tru Dang Quoc, Trần Quốc Lan Trần Hiếu Nguyễn, Trần Thị Ngọc, Tran Anh Tuan, Hữu Tín Lương, Ray Kuschert.

- 30-6: Dung Nguyen, Bình Nguyễn, Hoài Khiêm, Đinh Thành Trung, Binh Nguyen Thanh, đức bùi tấn, Nguyen Vo, Quang Hưng Lê.

- 1-7: Dũng Mai Đức, Truongnam Thuan, Ba TranDinh, phamvanbay28, Lê Nguyễn Ngọc Hải.

- 2-7: phamvanbay28, Ha Mai, Van Dong Nguyen, PHUONG TRAN, Truongnam Thuan, Quang Hưng Lê.

- 3-7: Sơn Nguyễn Trường, Phú Ngọc, Quang Hưng Lê, Quý Nguyễn Ngọc.

- 4-7: Minh Trang Kieu, Nguyễn Quốc Vỹ, Van Dong Nguyen, Nhuận Nguyễn Văn, lê cải, George Nguyễn.

- 5-7: Danny Duy, Truongnam Thuan, Nguyen Khanh Dao, Le Diamond, Phan Felis, Tru Dang Quoc, Quý Nguyễn Ngọc, Chung Thanh Huy.

- 6-7: Ba Dinh Tran, Long Trieu, Huynh Hong Phuong, Nguyễn Hà Tiên.

5 bạn đọc gửi bài qua bưu điện: Phương Danh, Lê Văn Đô, Trần Đình Bá, Ông Mai Thanh Hà và Kiều Minh Trang.

BAN TỔ CHỨC

Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Kỳ tích sông Sài Gòn - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Những mảng phố hồi sinh Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Những mảng phố hồi sinh

TTO - Để "chữa lành" những mảng phố ô nhiễm, phải bắt đầu từ việc chữa lành những cộng đồng đang sống ở đó. Mô hình HEM là công cụ phân tích dữ liệu đơn giản để hiểu nhanh, cụ thể về khu vực ô nhiễm.

TRẦN VĂN TƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp