30/11/2012 08:36 GMT+7

Hi vọng điện ảnh Việt được kích thích

TH.HÀ ghi
TH.HÀ ghi

TT - Ngay sát thời gian dự bế mạc Liên hoan phim (LHP) quốc tế Hà Nội lần 2 (Haniff), chủ tịch ban giám khảo phim truyện - đạo diễn Jan Shuette cùng các đồng nghiệp của ông đã dành cho báo chí cuộc phỏng vấn ngắn.

* Ông có thể cho biết nhận xét cá nhân của mình về chất lượng phim dự thi của Haniff năm nay và đặc biệt là về hai phim VN dự thi?

3dJTvF2h.jpgPhóng to
Ảnh: Quang Thế
- Ðạo diễn Jan Shuette: Các phim dự thi LHP lần này đều nói về cuộc sống và con người hiện tại của những đất nước, xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ Istanbul đến Ấn Ðộ, New Zealand... Và nhất là có những bộ phim về những vùng đất rất lạ mà chỉ có thể đến LHP này, khán giả mới có dịp được thưởng thức như Tajikistan chẳng hạn.

Về hai phim VN dự thi năm nay, tôi chỉ có thể nhận xét Thiên mệnh anh hùng là một bộ phim được đầu tư tốt, là một tác phẩm thương mại đúng nghĩa. Thiên mệnh anh hùng quả thật là một phim ngoài Hollywood được đầu tư chất lượng ở trình độ cao.

* Vậy ông có thể cho biết điểm yếu và điểm mạnh của các phim VN mà ông đã xem?

- Ðiểm mạnh là VN có một đội ngũ các nhà biên kịch đông đảo và được kính trọng. Còn điểm yếu, có lẽ nên gọi là còn hạn chế nhỉ, đó là các nghệ sĩ VN cần nhiều không gian hơn nữa để sáng tạo. Và trong thời đại công nghệ này, họ cần nắm bắt những công nghệ mới để làm phim hiện đại hơn.

* Ðiện ảnh VN có thể hi vọng gì từ một LHP non trẻ như Haniff?

qLNxKV7C.jpgPhóng to
Ảnh: Quang Thế
- Bà Aruna Vasudev (người sáng lập và là chủ tịch của Mạng lưới khuyến khích phát triển điện ảnh châu Á (NETPAC), thành viên ban giám khảo của hơn 30 LHP quốc tế): Khi tham gia một LHP, ngoài việc quan tâm đến các bộ phim dự thi và đoạt giải, người ta có thể dễ dàng nhận thấy trình độ phát triển ngành công nghiệp điện ảnh của nước chủ nhà ở mức độ nào.

Cách đây 16 năm, khi tôi đến LHP Busan lần đầu, hỏi một tình nguyện viên: “Cậu thích phim nào của đạo diễn Hàn Quốc nào nhất?” - “Tôi không nhớ phim nào, tôi chỉ xem phim Mỹ”. Nhưng rõ ràng LHP Busan đã có tác dụng làm thay đổi cái nhìn của giới làm phim và công chúng trẻ Hàn Quốc về phim Hàn và phim thế giới ngoài Hollywood.

Ba năm sau tôi quay lại, khán giả đã đến với LHP nườm nượp, và các nhà làm phim trẻ ở Busan đã đông hơn vì các hãng phim Hàn Quốc mở ra nhiều. Và bây giờ, các bạn thấy sức mạnh của điện ảnh Hàn Quốc đấy.

Tôi hi vọng Haniff cũng là một sự kích thích đầy tích cực như vậy với điện ảnh VN.

Phim của Philippines thắng giải Phim truyện xuất sắc nhất

* Thiên mệnh anh hùng đoạt giải thưởng của ban giám khảo

j8KBc75W.jpgPhóng to

Đoàn làm phim Bị còng tay của Philippines nhận giải Phim truyện xuất sắc nhất từ ông Hoàng Tuấn Anh - bộ trưởng Bộ VH-TT&DL (bìa trái) Ảnh: Quang Thế

LHP quốc tế Hà Nội lần thứ 2 đã kết thúc trong mưa rét với một thảm đỏ và khán phòng không mấy đông vui náo nhiệt và một lễ bế mạc rất đơn giản cùng những giải thưởng cho những gương mặt hoàn toàn mới lạ, trừ Thiên mệnh anh hùng của nước chủ nhà. Cụ thể, bộ phim Shackled (Bị còng tay) của đạo diễn trẻ Philippines Lawrencee Fajardo - lần đầu tiên tham dự một LHP - đã đoạt giải thưởng dành cho Phim truyện xuất sắc nhất. Giải Phim ngắn hay nhất dành cho bộ phim Bermula Dari A (Bắt đầu từ chữ A) của Indonesia. Giải thưởng của NETPAC: Night of silence (Đêm yên lặng) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Các giải thưởng khác: Giải thưởng của ban giám khảo dành cho phim truyện: phim Thiên mệnh anh hùng (Việt Nam). Giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo dành cho phim ngắn: phim hoạt hình Bò vàng (Việt Nam). Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất: Qiang Li (phim Song of silence - Bài ca của sự im lặng, Trung Quốc). Nam diễn viên chính xuất sắc nhất: Ilyas Salman (phim Night of silence - Đêm yên lặng, Thổ Nhĩ Kỳ). Đạo diễn xuất sắc nhất: Reis Celik (phim Night of silence) và Iskandar Usmonov (Telegram - Bức điện, Tajikistan).

LHP quốc tế Hà Nội lần thứ 3 sẽ diễn ra vào năm 2014.

____________

Suốt thời gian có mặt tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần 2 (Haniff 2012) để tham dự Trại sáng tác trẻ (diễn ra từ ngày 25 đến 28-11), đạo diễn trẻ Nguyễn Vũ Minh Ðức hầu như chỉ ngủ được bốn giờ.

Mỗi đêm Minh Ðức cặm cụi ở phòng làm “bài tập” chuẩn bị cho việc “pitch” (thuật ngữ cho việc chào dự án của các nhà làm phim với những nhà đầu tư) bộ phim truyện đầu tay. Nhưng Minh Ðức không phải là người duy nhất mất ăn mất ngủ với dự án của mình. Hơn 10 nhà sản xuất/đạo diễn khác trong chương trình “Thị trường dự án” của Trại sáng tác trẻ cũng lao vào chuẩn bị, chỉnh sửa phần trình bày của mình sau mỗi ngày học với các chuyên gia quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất/tài trợ kinh phí cho các phim độc lập.

Có thể kể đến David Lindner (Ðức) - nhà sản xuất của dự án Ðập cánh giữa không trung của đạo diễn Nguyễn Hoàng Ðiệp; Roland Nguyễn (Mỹ) với dự án Quảng Nam hảo hớn - một phim tâm lý với đề tài người hùng lịch sử Việt Nam; Hiroki Tanigochi (Nhật Bản) với dự án Mafia sang Nhật Bản; hay Nguyễn Thị Thanh Bình với dự án chùm ba phim ngắn xoay quanh một bài hát; và cả một đạo diễn trẻ người Ba Lan Matt Dworzanczyk với một dự án phim hoàn toàn Việt Nam, từ bối cảnh đến nhân vật!

Ông Michael Digregior, thành viên ban tổ chức của trại sáng tác, phát biểu trong buổi khai mạc: “Chúng tôi muốn đem đến cho các bạn một cơ hội để giới thiệu dự án của các bạn, để học hỏi kinh nghiệm làm đạo diễn và biên kịch, muốn các bạn có thể giao lưu cùng nhau, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Việc còn lại là tùy thuộc cách các bạn nắm bắt cơ hội này như thế nào”. Ðạo diễn Phan Ðăng Di cũng chia sẻ: “...Có những người sẽ tiến nhanh hơn người khác, tất cả tùy thuộc cách bạn nắm lấy cơ hội như thế nào”.

Trong ba ngày ngắn ngủi, những nhà làm phim trẻ phải làm việc với cường độ cao - các buổi học bắt đầu từ 9g-17g. Từ những nhận xét của những chuyên gia như bà Sonja Heinen đến từ Quỹ điện ảnh thế giới, ông Michael Werner từ Hãng phim chuyên phát hành các phim độc lập của thế giới Fortissimo, bà Maren Miemeyer - đại diện của Viện Goethe, ông Frank Rittman của Hội Ðiện ảnh Mỹ, và cô Tessa Inkelaar - nhà sản xuất của Hãng phim độc lập Film London...; các nhà làm phim chỉnh sửa để nâng cao chất lượng phần trình bày dự án của mình và tiếp tục trình bày vào ngày hôm sau.

Vào ngày cuối cùng, họ đã trình bày dự án trước công chúng, với sự có mặt của hãng phim và nhà đầu tư thật sự như Hãng phim Galaxy, Hãng phim BHD, Hãng phim CJ (Hàn Quốc). “Thật sự không khí năng động và chuyên nghiệp của các bạn làm phim trong “Thị trường dự án” khi họ trình bày dự án của mình không khác mấy so với không khí của các thị trường dự án ở các nước khác mà tôi từng tham gia” - Trần Thị Bích Ngọc, đại diện của Hãng Galaxy, nhận xét.

“Chúng tôi đã gặp nhiều bạn bè thú vị khắp thế giới và chúng tôi muốn giữ cầu nối này với hi vọng sẽ có cơ hội hợp tác cùng nhau” - Justin Bratton, nhà làm phim trẻ người Anh, phát biểu trong đêm bế mạc.

Đây là lần đầu tiên Trại sáng tác trẻ (do Cục Điện ảnh và Công ty Cầu Nối Đỏ tổ chức) diễn ra trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội. Có khoảng 200 hồ sơ dự án phim được gửi đến và 30 học viên được lựa chọn để tham gia ba chương trình: “Thị trường dự án”, “Xưởng đạo diễn” và “Ga sáng tác kịch bản”.

Sau ba ngày diễn ra trại sáng tác, hội đồng thẩm định đã trao bốn giải thưởng cá nhân. Dự án Xác sống của Nguyễn Vũ Minh Đức đã nhận giải Dự án xuất sắc nhất bởi phần trình bày sống động và lôi cuốn người xem với những kỹ xảo và hiệu quả hình ảnh ấn tượng. Biên kịch Đinh Mỹ Tú đoạt giải Biên kịch xuất sắc. Không có giải Đạo diễn xuất sắc. Nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp với dự án Đập cánh giữa không trung đoạt giải Tài năng mới của MPA (Hội Điện ảnh Mỹ).

TH.HÀ ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp