Lý do của chậm trễ này là do năm địa phương Hà Nội, Vĩnh Long, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bình Thuận gửi báo cáo quá chậm. Ngoài ra còn một số địa phương chỉ báo cáo chung chung, không gửi số liệu và phân tích tình hình. Cục An toàn thực phẩm yêu cầu báo cáo phải gửi đúng thời hạn quy định, phân tích điểm mạnh, yếu và đề xuất cách xử lý tình hình.'
Phóng to |
Xếp hàng mua bánh ở Hà Nội - Ảnh: Quang Thế |
Theo Cục An toàn thực phẩm, trên 9.000 đoàn thanh tra trung ương và địa phương đã thanh tra trên 121.000 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, kết quả có 26.000 cơ sở bị phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, chỉ 1/5 số vi phạm bị xử lý, chủ yếu bằng hình thức cảnh cáo, rất ít phạt tiền và các hình thức xử phạt hành chính khác như khắc phục sai sót về nhãn mác, tiêu hủy sản phẩm vi phạm…
Báo cáo tổng hợp của Cục An toàn thực phẩm cho biết có bảy loại vi phạm thường gặp liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, gồm vi phạm về điều kiện vệ sinh của cơ sở, điều kiện trang thiết bị dụng cụ, điều kiện về con người, công bố tiêu chuẩn sản phẩm, ghi nhãn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm và vi phạm về chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt, có tới 23 địa phương, trong đó có những tỉnh thành rộng, đông dân, kinh tế phát triển như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, An Giang… không có số liệu về mẫu xét nghiệm tại labo hoặc có với số lượng không đáng kể, do vậy không đánh giá được đầy đủ thực trạng chất lượng thực phẩm đang lưu hành.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận