Lực lượng chức năng tiêu hủy heo nhiễm dịch tả châu Phi - Ảnh: T.T.
Theo đó, heo nhiễm dịch tả châu Phi sẽ được xử lý ở hai nơi theo hai phương thức khác nhau.
Cụ thể, đối với heo nhiễm bệnh thực hiện đốt tại Nhà máy xử lý chất thải y tế thuộc khu xử lý chất thải Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.
Quy trình thực hiện, khi heo nhiễm bệnh đưa về Đông Thạnh, công nhân sẽ phun xịt cloramin B khử trùng, sau đó tiến hành cân khối lượng, di chuyển vào bãi tập kết để đốt ở nhiệt độ 1.100 - 1.400 độ C.
Trường hợp heo nhiễm bệnh không đốt hết phải trữ trong các container đông lạnh âm 18 đến âm 25 độ C.
Đối với heo nhiễm bệnh đưa về khu chôn lấp Phước Hiệp (Củ Chi) cũng phải được phun hóa chất khử trùng, sau đó chuyển đến các hố đào sẵn, tiến hành rải vôi, đất sét trung gian tùy theo số lượng heo chôn lấp, lắp đặt ống thu khí, phun xịt hóa chất khử mùi…
Trước đó, ngày 11-6, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM đã phát hiện ổ dịch tả heo châu Phi đầu tiên tại nhà bà Lê Thị Ngọc Cẩm (phường Phú Hữu, quận 9). Ban đầu có 3 con heo chết, những con còn lại có triệu chứng điển hình của dịch tả. Kết quả mẫu xét nghiệm cho thấy dương tính với bệnh dịch tả heo châu Phi.
Chi cục Chăn nuôi và thú y phối hợp UBND quận 9 đã tiêu hủy 163 con heo, rải vôi bột tại khu vực chăn nuôi, hố chôn và sẽ tiêu độc khử trùng liên tục 10 ngày.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận