AI sẽ chẩn đoán dựa trên hình ảnh nội soi. Ảnh: GUILLAUME SOUVANT/AFP/GETTY IMAGES
Theo ZDNet, hệ thống này được thiết kế để phát hiện cả ung thư tá tràng, đại tràng, trực tràng và được huấn luyện với hơn 30.000 hình ảnh nội soi mở rộng.
Sau khi phân tích 250 bệnh nhân và 300 khối u trong ruột, AI có thể đoán được các khối u ác tính chưa tới 1 giây với độ chính xác 94%.
Tiến sĩ Yuichi Mori, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Đột phá đáng chú ý nhất trong hệ thống này là AI cho phép sinh thiết polyp trực tràng bằng quang tuyến ngay lập tức trong quá trình nội soi.
Bệnh nhân không cần phải chờ đợi nhiều ngày để nhận kết quả sinh thiết từ phòng thí nghiệm mà sẽ biết mình có bị ung thư hay không. Qua đó, nó có thể ngăn ngừa các ca phẫu thuật không cần thiết cho một số bệnh nhân."
Những phát minh này đã được trình bày tại hội nghị United European Gastroenterology Week ở Barcelona (Tây Ban Nha). Tuy nhiên, phương pháp phát hiện và chẩn đoán các khối u này vẫn chưa được phê duyệt.
Ông nói thêm: "Chúng tôi tin rằng những kết quả này có thể chấp nhận đối với chẩn đoán lâm sàng và mục tiêu trước mắt của chúng tôi là đạt được sự chấp thuận."
Hiện vẫn chưa rõ hệ thống này có thể áp dụng tương tự cho các loại ung thư khác bằng cách sử dụng hình ảnh và các phương pháp quét khác hay không.
Tuy nhiên, sử dụng AI để phát hiện ung thư không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới. Đầu năm nay, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Warwick đã tạo ra một kho lưu trữ hình ảnh các khối u và tế bào miễn dịch dựa trên hàng nghìn các loại tế bào của con người. Nhóm đã cùng với Cơ quan Y tế Quốc gia Anh bắt đầu nghiên cứu phát hiện ung thư trên gia cầm và ung thư phổi.
Một nhóm nhà khoa học ở Úc thuộc Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung mới đây cũng vừa công bố đề tài nghiên cứu AI để theo dõi quá trình tạo ra các mạch máu mới nhằm phát hiện sự phát triển của các tế bào ung thư.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận