15/08/2012 11:05 GMT+7

Hệ tại chức: không tuyển thì đào tạo làm gì?

HỮU VINH
HỮU VINH

TTO - Sau khi Tuổi Trẻ đăng loạt bài nhiều địa phương từ chối tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào đội ngũ công chức, tiếp tục có 2 luồng ý kiến trái ngược nhau, phản đối hoặc ủng hộ mạnh mẽ.

Nhưng có một câu hỏi chung đặt ra: Không nhận sao đào tạo làm gì?Và mổ xẻ vấn đề này chỉ "tội nghiệp" cho những ai đã học tại chức.

TTO xin trích đăng một số ý kiến tiêu biểu của bạn đọc:

fFBOqRpI.jpgPhóng to

Tôi cho rằng đây là một việc làm hết sức thiếu trách nhiệm và ngại khó của lãnh đạo sở X,Y, Z nào đó. Điều này cho thấy công tác quản lý chưa tốt. Hơn nữa, một phần cũng do "cấp dưới nể cấp trên hay trên nói dưới không nghe", nên dẫn đến đứa con tại chức, liên thông, từ xa phải gánh chịu. Hãy tổ chức tuyển dụng nghiêm túc để tìm ra người có năng lực thật sự, đừng nghi ngờ vô lý.

Nếu đã không chấp nhận hình thức liên thông, tại chức, từ xa thì ngừng tuyển sinh, ngừng đào tạo. Chỉ đào tạo chính quy thôi. Ngay cả liên thông cũng vậy. Vì liên thông sẽ không được chấp nhận.

Tôi là người học tại chức ra đây, từ thực tế công việc đã chỉ ra rằng có những người học bằng chính quy, bằng giỏi, Anh văn, vi tính loại tốt, nhưng khi làm việc lại cực kỳ dở tệ, quan hệ đồng nghiệp cũng chẳng ra gì. Còn một số người có bằng tại chức như tôi, công việc làm tốt, quan hệ rộng... từ đó được lên các vị trí cao tại đơn vị.

Có chăng đánh giá 1 con người chỉ dựa vào bằng cấp có nói hết khả năng con người đó không?

Theo tôi, dù học ở đâu, bằng gì thì vẫn có người giỏi người dở. Không thể phân biệt đối xử vậy. Quan trọng là nơi nhận có đánh giá được người mình tuyển vào không. Hay chỉ vì muốn an toàn cho bản thân, cho cái ghế của mình mà nhận người có bằng cấp.

Tôi không đánh đồng bằng nào giỏi hơn bằng nào.

Tôi đang là sinh viên tại chức năm thứ 3 tại Trường đại học SPKT TP.HCM. Xin mời quý ông xuống giám sát quá trình học và thi của chúng tôi, xem chất lượng hệ tại chức có gì là xấu xa, yếu kém. Nếu không hài lòng thì bỏ luôn đi đừng đào tạo nữa.

Nhà nước đào tạo ra các cử nhân, kỹ sư tại chức, nhưng rồi không sử dụng họ. Phải chăng những cử nhân, kỹ sư này là nạn nhân của một cơ chế giáo dục và sử dụng lao động yếu kém, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất giữa các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan!?

Nhà nước, Bộ GD-ĐT khuyến khích mọi người xã hội hóa giáo dục, sau đó lại đua nhau không tuyển họ! Thiết nghĩ, không phải là hệ tại chức có vấn đề mà cả hệ đào tạo cũng có vấn đề. Tại sao khi tuyển dụng không đánh giá năng lực của họ? Ai tốt, ai giỏi thật sự thì tuyển, không cần biết họ là hệ nào đào tạo, miễn sao đó là con người giỏi để đáp ứng chuyên môn, nghiệp vụ. Chúng ta bỏ ra cho hệ tại chức hàng nghìn tỉ đồng để như thế này sao?

Theo tôi, nên quan tâm về chất lượng. Học hệ tại chức không phải là không có chất lượng, mà phải nhìn vào thực tế sinh viên ra trường đi làm như thế nào. Một số tỉnh không tuyển công chức hệ tại chức là không hợp lý. Theo tôi được biết, có một số cán bộ chủ chốt cũng sử dụng bằng tại chức vậy.

ZPX7AVCp.jpgPhóng to
Mời bạn vào tải ứng dụng Tuổi Trẻ dành cho smartphone và tablet sử dụng hệ điều hành Android đã có trên
* Nồi cơm của các trường

Hệ tại chức là ''nồi cơm'' của các trường. ''Con sâu làm rầu nồi canh'' nên những người khác bị vạ lây luôn.

Có về quê mình Nam Định mới thấy bao năm rồi thành phố vẫn vậy chẳng thay da đổi thịt được mấy. Vẫn "quanh năm buôn bán ở ven sông". Đó cũng nhờ chính sách "nói không với tại chức" đó. Tại chức đang bị tẩy chay nhưng có ai dám khẳng định 100% người học tại chức kém, muốn biết tại sao không kiểm tra, thi thố mà "phán" một cái đùng vậy!

Ngày xưa kháng chiến, Bác Hồ nói "ai có gươm dùng gươm, ai không có thì dùng giáo mác, gậy gộc..." là ý muốn nói đến việc huy động hết nguồn lực của dân. Hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang khó khăn, tận dụng mọi nguồn lực để phát triển kinh tế là điều nên làm. Vậy sao chúng ta cứ tự chặt vào chân mình?

Thực ra mà nói nhiều người học tại chức nhưng lại rất giỏi, rất có chí hướng trong công việc. Chẳng qua họ kém may mắn nên họ phải chấp nhận mà thôi. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp COCC chỉ muốn kiếm một mảnh bằng dù chỉ tại chức để nhét vào một chức danh nào đó trong cơ quan để họ yên tâm về nghỉ hưu. Cũng có nhiều trường hợp chạy điểm, chạy trường để kiếm cho được cái bằng chính quy nhưng thật ra "hổng biết gì cả".

Vậy nên chúng tôi mong rằng UBND tỉnh Quảng Nam hãy sáng suốt lựa chọn nhân tài chớ không phải dựa trên mảnh bằng "tại chức hay chính quy"!

Các vị cán bộ nhà nước mà hành xử một cách mâu thuẫn và rất vô trách nhiệm. Tôi dẫn chứng:

1. Nếu chê bai hệ tại chức thì phải bỏ đãi ngộ cho tất cả cán bộ học hệ tại chức. Những ai đã được nâng lương do có bằng tại chức phải bị thu hồi lương.

2. Tuyển dụng mà không có quy trình tuyển dụng khoa học, không có năng lực tuyển dụng nên dùng ngay cái trò rất ư là cán bộ: "loại bằng cấp". Thử hỏi 1 người du học Singapore về thì xét là bằng gì ? Sau bao năm chính quy công lập nay xếp hạng trí tuệ của ta là thứ mấy?

Hệ tại chức là hệ vừa học vừa làm nhưng cả làm và học đều nửa vời, làm không ra làm học chẳng ra học. Đây là tiếng còi báo động cho những người học chỉ muốn hợp thức hóa bằng cấp, những người dạy chỉ muốn có số lượng khổng lồ học viên, cho những người lãnh đạo ngành giáo dục chỉ muốn ứng dụng cách của nước ngoài mà không quản lý chặt chẽ phù hợp với tình hình Việt Nam.

Chúng ta phải xét đến yếu tố xã hội, giá trị nơi tạo ra học vị, bằng cấp và môi trường đào tạo. Hãy đặt cho nó một vị trí trân trọng để xây dựng một ngành giáo dục có bản sắc riêng của nó và cũng nên để cho xã hội được quyền lựa chọn và quyết định cho vấn đề này.

Trước khi thi đại học thì nhiều nhà làm giáo dục đã đăng đàn trấn an rằng "đại học không phải là con đường duy nhất". Tôi hiểu câu nói này là có rất nhiều con đường để thành công chứ không phải chỉ có học đại học, như học trung cấp sau đó liên thông, học nghề, học tại chức, học từ xa... Để minh chứng cho câu trấn an của mình, các vị ấy đã mở rộng quy mô, liên kết để khuyến khích học sinh đi học tại chức, từ xa, liên thông... để rồi bây giờ cũng chính họ - những con người làm giáo dục - lại nhẫn tâm "ruồng bỏ" sản phẩm do mình đào tạo... Thật khôi hài.

Tôi hoàn toàn đồng ý với việc “nói không với tại chức, liên thông, liên kết và từ xa”.

Tôi đã tham gia dạy rất nhiều các lớp đào tạo theo hình thức này. Tôi đồng ý rằng khi tuyển dụng thì cái cần thiết cũng nên quan tâm tới uy tín của ngôi trường đào tạo, mặc dù không phải mọi người sẽ nổi tiếng ở nơi đào tạo nổi tiếng nhưng có lẽ không thể phủ nhận chỉ có những cơ sở đào tạo nổi tiếng mới có thể đào tạo ra những con người có chất lượng. Vậy nên chăng việc đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cần tập trung vào một đầu mối gồm hệ thống trường đại học hàng đầu, những trường đã có bề dày truyền thống lâu đời?

Phải xem xét lại hình thức đào tạo sau đại học hiện nay, không nên đào tạo bừa bãi, dàn trải, mà nên giao cho các đại học quốc gia, đại học vùng và một số trường có uy tín lâu đời đào tạo, dẹp bỏ hình thức đào tạo liên kết vì đó là kiểu đào tạo trá hình.

* Bạn ủng hộ hay không đồng ý? Hãy chia sẻ quan điểm của bạn qua email [email protected] hoặc qua phần Ý kiến bạn đọc dưới đây. Cám ơn.

HỮU VINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp