Ảnh minh họa - TTC
Thực tế này đặt ra những vấn đề gì?
Trước tiên Nhà nước cần minh bạch giá thành của các mặt hàng thiết yếu mà Nhà nước đang quản lý như điện, xăng dầu, y tế hay giáo dục. Giá thành của các mặt hàng này cần phải được kiểm toán độc lập và công khai cho người dân biết. Nếu đúng là giá bán đang thấp hơn so với giá thành và cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thị trường thì cũng cần phải công bố lộ trình cụ thể với những bước điều chỉnh được chia nhỏ (2-3% mỗi lần), tránh điều chỉnh một lần gây sốc đối với người dân và doanh nghiệp.
Cần lưu ý việc công bố lộ trình này phải cụ thể kế hoạch, ví dụ với ngành điện hiện vẫn đang cho rằng bị lỗ và nhiều khoản đang treo lại chưa hạch toán, vậy dự tính mỗi năm giá điện sẽ phải tăng bao nhiêu phần trăm, đến năm nào thì ngành điện cân bằng được với giá thành sản xuất và có lợi nhuận phù hợp để thu hút đầu tư?...
Việc lựa chọn thời điểm điều chỉnh cũng cần phải cân nhắc. Ví dụ như việc điều chỉnh giá điện nên được chủ động thực hiện vào những tháng mà lượng điện tiêu thụ đang trên đà giảm (tháng 10, 11 hằng năm chẳng hạn). Nếu làm như thế sẽ tránh được tác động cộng hưởng cùng lúc của việc tăng giá và tăng lượng tiêu thụ đối với hóa đơn tiền điện như vừa qua.
Hoặc như đối với giá xăng dầu, Nhà nước không nên sử dụng quỹ bình ổn khi giá dầu thế giới mặc dù có xu hướng tăng nhưng vẫn đang ở mức thấp (như trong thời kỳ sau Tết Nguyên đán vừa qua). Đến nay, khi giá thực sự cao cần bình ổn thì quỹ lại cạn kiệt. Việc xác định giá thế nào là cao hay thấp có thể nhìn vào lịch sử giá xăng dầu trong vài năm gần đây để đánh giá.
Tại một số thời điểm, Chính phủ đưa ra cam kết "không tăng giá" với một số mặt hàng thiết yếu và giữ ổn định giá trong một thời gian dài. Thế nhưng, điều này giống như chiếc lò xo bị nén lâu thì bật mạnh khi cuối cùng vẫn phải điều chỉnh tăng mạnh, gây tâm lý "sốc" và có thể đại hậu quả của nó nhiều lần so với thông thường.
Nhiều năm trước đây, công tác điều hành tỉ giá cũng gặp phải những vấn đề tương tự. Việc cam kết không phá giá nhưng không thực hiện được đã tạo ra một thị trường ngoại hối cực kỳ bất ổn và tín nhiệm của nhà điều hành xuống thấp, tạo ra những kỳ vọng tiêu cực đi ngược với các thông điệp chính sách. Và bây giờ, câu chuyện giá xăng, giá điện cùng nhiều mặt hàng khác dồn dập tăng giá trong một tháng, một quý đã cho thấy rõ hệ quả, tạo sự bức xúc nơi người dân.
Do vậy, đối với nhiều mặt hàng có giá phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới hoặc các yếu tố khách quan thì Nhà nước cần tránh những cam kết cứng. Việc điều hành giá nên linh hoạt, chủ động, tránh tự tích tụ rủi ro và thu hẹp không gian thực thi, và đặc biệt nên có tính dự báo được cho người dân và doanh nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận