Nhiều bạn trẻ nhắc nhau lan tỏa những thông tin tốt trên mạng xã hội - Ảnh: K.ANH
Ở lứa tuổi của mình, các học sinh thường thích thể hiện bản thân bằng cách này hay cách khác. Thấy cách của những "giang hồ mạng" có thể dễ nổi tiếng, thậm chí có khi còn kiếm nhiều tiền, có bạn muốn làm theo.
Việc giáo dục kỹ năng còn chưa được đầu tư nhiều, nhất là kỹ năng sử dụng mạng xã hội, trong khi đó vì tuổi còn nhỏ, các học sinh thiếu bản lĩnh để nhận diện và tẩy chay những clip xấu như "giang hồ mạng".
Trong những bài giảng, tôi luôn lồng ghép để diễn giải cho học trò biết cách nhận diện phần nào những mặt chưa tốt mà mạng xã hội có thể đem đến.
Đúng là chúng ta không phủ nhận tiện ích của thời đại 4.0, nhưng thật sự mức độ tác động lên giới trẻ cũng thật đáng báo động. Phụ huynh đừng lơ đễnh để con trẻ xem những clip xấu trên mạng xã hội. Khi con em bấm vào xem, bạn bè cũng xem thì rất dễ trở thành trào lưu và bị tác động bởi tâm lý đám đông.
Nhà trường cũng nên tổ chức nhiều lớp kỹ năng cho học sinh biết cách sử dụng và chọn lọc thông tin khi tiếp nhận hay đăng tải thông tin, hình ảnh lên mạng xã hội.
HUỲNH BÁ TRUNG (giáo viên Giáo dục công dân, trường THPT Trần Quang Khải, TP.HCM)
Giúp nhau nhận diện cái xấu
Khá nhiều học sinh ở trung tâm chúng tôi biết về hiện tượng "giang hồ mạng", nhưng không phải ai cũng tán đồng với hình ảnh xấu này. Trong những buổi sinh hoạt dưới cờ, ngoài chuyện học tập còn có sự thăm dò xem các bạn có thích những hành vi như thế hay không, từ đó giúp nhau nhận diện những cái xấu có thể diễn ra trên mạng xã hội.
Và các bạn cũng đã có phản ứng khá tích cực khi hạn chế bấm "like", không chia sẻ nội dung xấu. Ngược lại, chúng tôi nhắc nhau lan tỏa những thông tin tốt, hay...
NGUYỄN THỊ HƯƠNG (phó giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Q.Phú Nhuận, TP.HCM)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận