13/04/2019 10:30 GMT+7

Hệ lụy từ 'giang hồ mạng': Cần lấp 'hố đen' trên mạng xã hội

KIM ANH thực hiện
KIM ANH thực hiện

TTO - Tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Hữu Long - trưởng khoa lý luận và khoa học cơ sở, phó giám đốc Phân viện miền Nam Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - cho biết sẽ rất nguy hiểm nếu giới trẻ không kiểm soát được những thứ mình xem trên mạng.

Hệ lụy từ giang hồ mạng: Cần lấp hố đen trên mạng xã hội - Ảnh 1.

TS Nguyễn Hữu Long - Ảnh: NVCC

Ông nói: "Rất nguy hiểm nếu giới trẻ dùng mạng xã hội và không kiểm soát những thứ mình xem để rồi bắt chước, cổ vũ và xem những nhân vật "" là thần tượng. Mạng xã hội cũng là con dao 2 lưỡi cho những ai thiếu kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh để phân biệt tốt xấu".

* Việc giới trẻ ngày nay bị mạng xã hội chi phối là do những nguyên nhân nào, thưa ông?

- Có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, từ phía cơ quan quản lý. Do thiếu khung pháp lý và đội ngũ chuyên nghiệp để giải quyết các vấn đề nên các trang mạng mới "tung hoành". 

Chính điều này đã tạo ra động lực để các cá nhân thực hiện tất cả các cách để thu hút người xem và trong đó có cả những việc làm "điên rồ", vi phạm pháp luật, văn hóa người Việt.

Thứ hai, từ phía gia đình. Ngày nay, phần lớn các bậc cha mẹ bận rộn với công việc nên thường phó mặc con cái cho nhà trường, xã hội. Việc thiếu kiểm soát hay định hướng con cái theo những giá trị tích cực của xã hội là việc làm rất hiếm hiện nay của các bậc phụ huynh.

Như chúng ta đều biết, giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển nhân cách của mỗi người.

Thứ ba, từ phía nhà trường. Do chương trình học hay việc quá đề cao đến trang bị kiến thức cho người học mà quên dạy kỹ năng, dạy giá trị cho người học thì người học dễ rơi vào "bẫy" của những thông tin thiếu chính xác trên mạng xã hội.

* Vậy theo ông, những giải pháp nào là căn cơ để lấp đi những "hố sâu đen tối" như ông nói?

- Về phía các cơ quan chức năng cần có khung pháp lý để ràng buộc các nhà mạng. Cần có đội ngũ chuyên nghiệp phụ trách kiểm duyệt, theo dõi để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các trang mạng hay kênh cá nhân. 

Ví dụ việc trang của một nhân vật có các hành vi vi phạm pháp luật, hay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng nhưng vẫn được 1 trang chủ cấp nút vàng vì có nhiều người theo dõi.

Hai nữa, việc cha mẹ thiếu quan tâm, trò chuyện, giao tiếp để giúp con có các kỹ năng sống cần thiết - trong đó có kỹ năng sử dụng mạng xã hội - sẽ đẩy con mình vào mặt trái của mạng xã hội. 

Vì thế, các bậc cha mẹ nên tranh thủ thời gian để trò chuyện cùng con nhằm tìm hiểu con đang có những suy nghĩ, cảm xúc gì. Mặt khác, cha mẹ cũng phải biết sử dụng mạng xã hội để đồng hành, định hướng cho con.

Cái quan trọng không kém là nhà trường nên thiết kế các chuyên đề hoặc xây dựng chương trình giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh. Thường xuyên cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến những việc học sinh được hay không được làm.

Thường xuyên đề cao những tấm gương "người tốt việc tốt" và lên án những hành động, tấm gương xấu để giúp học sinh có định hướng tốt khi nhìn nhận các vấn đề diễn ra hằng ngày xung quanh các em. Nhà trường cũng nên lập các trang mạng xã hội để đồng hành cùng học sinh.

Hệ lụy từ giang hồ mạng: Phải chăng các em đói thông tin tốt?

TTO - Những ngày qua, đông đảo bạn đọc đã gởi ý kiến cho diễn đàn “Hệ lụy từ giang hồ mạng”. Nhịp sống trẻ trích đăng các góp ý.

KIM ANH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp