Chị Thúy và bé Kiều, đứa con bị chất độc da cam - Ảnh: Đoàn Đức Minh |
Theo PGS.TS Trần Đức Phấn - Đại học Y Hà Nội, quá trình điều tra về tình hình sẩy thai, thai lưu và dị tật bẩm sinh ở 1.500 phụ nữ tại Thanh Khê (Đà Nẵng), 1.551 phụ nữ ở Biên Hòa (Đồng Nai) và 6.600 phụ nữ ở huyện Phù Cát (Bình Định) cho thấy tần suất sẩy thai với số phụ nữ ở Thanh Khê là 3,79%, Biên Hòa 6,57%, Phù Cát 4,45%.
Tần suất thai chết lưu qua nghiên cứu ở Thanh Khê là 1,59%, Biên Hòa 2,38%, Phù Cát 0,49%.
“Có số liệu thống kê cho thấy ở Phù Cát và Biên Hòa, Thanh Khê có mối liên hệ giữa bất thường thai sản với phơi nhiễm chất độc hóa học chiến tranh” - ông Phấn cho biết.
Theo PGS Phấn, so sánh với số liệu điều tra năm 2001 ở Thanh Khê và Phù Cát cho thấy tỉ lệ sẩy thai tại hai địa phương này năm 2013 cao hơn năm 2001.
Theo ông Phấn, sau khi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra khuyến nghị với những khu vực được coi có nguy cơ cao về phơi nhiễm dioxin phải được áp dụng các biện pháp phòng tránh.
“Chúng tôi cũng kiến nghị 100% phụ nữ phải được dùng axit folic đúng liều với người có nguy cơ cao trước khi mang thai, và phải được chăm sóc thai sản sớm” - ông Phấn nêu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận