05/04/2022 09:30 GMT+7

Hệ lụy cất tiền vào… đất

TS ĐẶNG HÙNG VÕ - D.N.HÀ ghi
TS ĐẶNG HÙNG VÕ - D.N.HÀ ghi

TTO - Xu hướng đổ tiền vào đất nền có thể tạm được giải thích là do các kênh làm ăn đều khó khăn sau COVID-19.

Hệ lụy cất tiền vào… đất - Ảnh 1.

Rao bán đất ở phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) - Ảnh: Q.THẾ

Nhưng nền kinh tế không thể phát triển khi người dân đua nhau cất tiền vào đất. Tiền đổ vào đất nền phân lô đa số là tiền "ngủ quên". Thực tế, việc đầu tư vào đất nền hoặc xây nhà rồi bỏ trống chỉ gây sốt đất, là nguồn cơn gây ra lạm phát.

Hệ lụy của việc đổ quá nhiều tiền vào đất nền không chỉ tạo ra tiền ngủ quên mà còn làm hụt dòng tiền đổ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi một xã hội thịnh vượng, giàu có, tươi đẹp thì vốn phải được đưa vào sản xuất kinh doanh, tạo ra hàng hóa, dịch vụ. 

Cũng miếng đất đó mua đi bán lại với giá ngày càng tăng chỉ tạo ra nguy cơ lên lạm phát, tạo bất bình đẳng. Trong khi nhiều người không có đất để sử dụng, canh tác, thì đất lại là nơi… cất tiền. Người dân đang có đất sản xuất, thấy đất có giá đem bán, nhưng ít khi họ là người "trúng đất", mà chủ yếu là những người mua đi bán lại. Khi không còn đất, cũng không kiếm được kế sinh nhai khác, người bán đất sẽ nghèo. Khoảng cách giàu nghèo tăng lên từ đây.

Không thể kéo dài mãi tình trạng "cất tiền vào đất". Người dân vẫn có thể bỏ tiền vào bất động sản nhưng đó phải là bất động sản phục vụ sản xuất kinh doanh, chí ít là xây nhà cho thuê. Ai cũng nói cần phải dùng thuế bất động sản hoặc thuế tài sản để định hướng dòng tiền đầu tư nhưng đã nói nhiều đến nay chưa thấy thay đổi. 

Trong khi một chính sách thuế hợp lý không chỉ nắn dòng tiền đầu tư vào đất đai hợp lý mà còn giảm thuế với những người đang khó khăn về chỗ ở, những người chỉ có căn nhà duy nhất hay người mua nhà ở đầu tiên. Đây chính là nền tảng để phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, tạo nguồn cung nhà ở với giá cả hợp lý cho người dân.

Để thực hiện được điều này, nền hành chính thuế của ta phải chuyển đổi từ hệ thống hành chính giấy sang hành chính số. Bộ luật dân sự phải điều chỉnh nội dung về việc cho đứng tên bất động sản thay cho người khác, nhất là những trường hợp đứng tên giùm cho người nước ngoài, những bất động sản không giải trình được nguồn gốc cũng phải có hướng giải quyết… Khi đã sửa đồng bộ như vậy chúng ta mới đánh thuế bất động sản. Bởi ai cũng cất tiền vào đất có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.

Thực trạng cất tiền vào đất là điều đáng lo ngại. Nhà nước đã và đang nỗ lực hỗ trợ, khôi phục sản xuất kinh doanh sau khi đã "sống chung với COVID-19". Nhưng cũng cần có biện pháp dài hơi hơn để định hướng lại xu hướng đầu tư của người dân, điều chỉnh thị trường bất động sản, nếu không vốn sẽ chôn vào đất mà sau này để lại nhiều hệ lụy không chỉ cho xã hội mà cả cá nhân người đã lỡ rót vốn.

Sốt đất xình xịch trên mạng nhưng rao Sốt đất xình xịch trên mạng nhưng rao 'ngoài đời' 3 năm không bán được

TTO - Những ngày đầu tháng 1-2022, bất chấp dịch COVID-19, đất thổ cư ở nhiều quận huyện ngoại thành Hà Nội vẫn được cò đẩy giá, rao bán cao ngất ngưởng. Nhưng chỉ rầm rộ trên mạng, thực tế giao dịch nhỏ giọt.

TS ĐẶNG HÙNG VÕ - D.N.HÀ ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp