12/07/2018 17:28 GMT+7

Hãy từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ô nhiễm đại dương do rác thải, mà chủ yếu là rác thải nhựa được xem là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới, sau biến đổi khí hậu.

Hãy từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần - Ảnh 1.

Các cam kết giảm thiểu rác thải nhựa tuy quan trọng nhưng vấn đề vẫn nằm ở ý thức của con người. Việc hình thành ý thức không sử dụng sản phẩm nhựa một lần trong mỗi con người là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm đại dương.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, hàng năm có 8 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương, trong khi đó, khoảng 3 tỷ người có nguồn sinh kế phụ thuộc vào biển. Rác thải nhựa đang được coi là "tử thần" của các loài sinh vật biển: mỗi năm, 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa. Những loài sinh vật nhỏ như rùa biển hay những loài lớn như cá voi, đều đã và đang là nạn nhân trực tiếp của chất thải nhựa, mà nếu tình trạng này tiếp diễn thì tới năm 2050, rác thải nhựa trên đại dương sẽ nhiều hơn cá. Đặc biệt, châu Á là khu vực gây ô nhiễm môi trường biển nhất do rác thải nhựa.

Theo bà Isabelle Vanderbeck - Quản lý Bộ phận Hệ sinh thái Biển, Chương trình phát triển môi trường Liên hợp quốc (UNDP), rác thải nhựa thải ra đại dương không chỉ gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến con người.

"Rác thải nhựa tạo ra các chất độc nguy hiểm khiến các loài vi sinh vật bị nhiễm độc kéo theo các loài cá. Trong khi, con người lại sử dụng thực phẩm từ đại dương. Do đó, khi chúng ta ăn các loại cá biển thì vô tình những chất độc ấy đã thấm vào cơ thể, dần gây ra bệnh tật mà chúng ta cũng không nhận thức được."- bà Isabelle Vanderbeck chia sẻ.

Theo nhiều chuyên gia, con cá, con tôm, con cua là nguồn sống của con người, không những đối với dân tộc Việt Nam mà con cả trên thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN. Chính vì thế, việc quản lý và giám sát chất thải ở đại dương là vô cùng quan trọng.

Ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách các quốc gia xả nhiều rác ra đại dương, mỗi năm "đổ" ra đại dương 1,8 triệu tấn rác thải nhựa.

Trước những con số báo động về ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa, chính phủ các quốc gia đã và đang bắt đầu hành động, từ việc triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích tái chế rác thải nhựa, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần… đến việc áp thuế hoặc thậm chí cấm hoàn toàn một số sản phẩm nhất định.

Ông Peter Thomson –Đặc phái viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về vấn đề Đại dương cho rằng:Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.000km là một thách thức và đang đối diện với hệ sinh thái bờ biển suy giảm, nước biển tăng, rác thải…

"Theo tôi nghĩ rằng, các cam kết tuy quan trọng nhưng vấn đề vẫn nằm ở ý thức của con người. Việc hình thành ý thức không sử dụng sản phẩm nhựa một lần trong mỗi con người là cực kỳ quan trọng. Giả sử, nếu hơn 8 tỷ người trên trái đất này không sử dụng sản phẩm từ nhựa thì sẽ không còn nhà cung cấp nào nữa, vậy đại dương sẽ luôn luôn sạch. Tôi nghĩ, đó mới chính là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu rác thải nhựa."- ông Peter Thomson đề xuất.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp