22/07/2019 10:52 GMT+7

Hãy tận hưởng cuộc sống khi chưa về hưu

NGỌC ĐÔNG dịch
NGỌC ĐÔNG dịch

TTO - Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của ông Bill Harany (người Canada) chia sẻ quan điểm về cuộc sống của người về hưu tại Canada.

Hãy tận hưởng cuộc sống khi chưa về hưu - Ảnh 1.

Người cao tuổi tập thể dục ở TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tuổi về hưu bình thường ở Canada là 65. Ở tuổi này, người ta thường được nhận lương hưu từ chính phủ hoặc công ty mình từng làm việc. Tùy vào thời gian làm việc mà lương hưu của mỗi người sẽ khác nhau. Về cơ bản, người ta được về hưu bất cứ khi nào họ nghĩ họ đã có đủ tiền. Tôi có một người quen về hưu ở tuổi 47.

Nhìn chung ở Canada, tuổi về hưu là giai đoạn mà người ta thường xem là thời điểm có nhiều thời gian hơn để tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Người ta tìm kiếm niềm vui bằng nhiều cách. Một số người thích vui vầy với con cháu, số khác đi du lịch hoặc dành thời gian cho sở thích của mình như là âm nhạc hoặc nhiếp ảnh.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng dành thời gian cho các vấn đề sức khỏe, tập thể dục thể thao. Làm vườn, khiêu vũ, câu cá, tham gia các câu lạc bộ từ thiện, xã hội... cũng là những việc mà người ta thường làm khi về hưu. Cũng có người dành thời gian sau khi về hưu chỉ để uống rượu và xem tivi.

Hãy tận hưởng cuộc sống khi chưa về hưu - Ảnh 2.

Ông Bill Harany

Tất cả chúng ta đều sẽ chết đi, và như người ta cũng hay nói, chẳng ai mang những thứ đó theo được. Sống chậm lại, làm những việc quan trọng một cách tốt hơn.

Bạn bè tôi cũng nghỉ hưu theo cách của họ. Có một người dành thời gian đi du lịch nhiều nước và theo đuổi đam mê nhiếp ảnh của mình. Anh ấy đã chụp được hàng ngàn bức ảnh và có trang bị cả một gian phòng tối để rửa ảnh.

Một người bạn khác thì kết hôn và bắt đầu một gia đình mới ở tuổi xế chiều, trong khi một người khác thì đến nhiều nước và dạy Anh văn (cả tình nguyện lẫn được trả tiền). Ngoài ra, cũng có người về hưu ở tuổi 47, bắt đầu với chạm khắc và vẽ tranh nghệ thuật dân gian. Cũng có người trước từng làm ngân hàng, sau nghỉ hưu tiếp tục mở một công ty để kinh doanh.

Tôi năm nay 74 tuổi và về hưu từ 58 tuổi. Sau khi nghỉ hưu, tôi làm gia sư tiếng Anh cho những người nhập cư và từng làm quản lý một phiên chợ nông sản. Tôi cũng thường làm tình nguyện viên tại các lễ hội âm nhạc.

Tôi đi du lịch nhiều nơi nhưng không đi theo tour và thường ở lại một đất nước nào đó khá lâu. Tôi từng ở Peru 4 tháng để giúp xây dựng lại nhà cửa sau một trận động đất và dạy tiếng Anh, từng ở Nhật 6 tuần dạy tiếng Anh tình nguyện tại một trường đại học... 

Tôi chuyển đến Việt Nam 7 năm trước, từ đó gần như đã đi hết các nước gần Việt Nam, thỉnh thoảng có dịp cũng đi các nước khác vài tháng. Hiện tại, tôi đang cố gắng hỗ trợ một tổ chức từ thiện của Canada, cũng như dạy tiếng Anh và khám phá vùng Tây Nguyên bằng xe máy.

Theo tôi, người ta nên tận hưởng cuộc sống ngay từ bây giờ, chứ đừng đợi đến lúc về hưu. Đã có người làm việc chăm chỉ cả đời, rồi về hưu và qua đời chỉ trong vòng 2 năm. Tôi từng đọc tâm sự của nhiều người lớn tuổi nói rằng họ đã cống hiến quá nhiều thời gian và năng lượng cho công việc. Nhiều tiền, địa vị, nhà cao cửa rộng rồi cũng không quá quan trọng.

* Bà CYNTHIA MANN (người Úc):

Đừng để về hưu trở thành cuộc sống xa lạ

cynthia mann 22-7 2(read-only)

Dù Úc có hệ thống lương hưu và phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo mức sống cho người già khi họ không còn đi làm, trên thực tế nhiều người già gặp khó khăn về tài chính. Cụ thể, lương hưu chỉ có thể vừa đủ cho họ sống nếu đã có nhà, tức không cần phải trả tiền thuê nhà.

Phần lớn mọi người đều cố gắng dành dụm tiền từ khi còn đi làm, nhưng phần lớn sẽ phải bán nhà và dọn đến ở một căn nhỏ hơn, có thể là xa trung tâm hơn, để có được một cuộc sống thoải mái về mặt tài chính.

Theo tôi, việc chuẩn bị cho thời gian nghỉ hưu bắt đầu từ trước khi con người ta ngừng làm việc. Tức con người ta cần có những sở thích và thú vui bên ngoài môi trường làm việc, cũng như đời sống tinh thần và các mối quan hệ xã hội bên ngoài gia đình và công việc để cho thời gian chuyển đổi sang hưu trí trở nên dễ dàng hơn.

Như vậy khi nghỉ hưu, lối sống con người ta chỉ thay đổi chút ít, chứ không phải một cuộc sống hoàn toàn xa lạ và mới mẻ. Đây cũng là thời gian con người nên đủ dũng cảm để theo đuổi những ước mơ. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là phải giữ cho đầu óc và cơ thể sảng khoái, có nhiều bạn hơn và mối quan hệ xã hội để có được một khoảng thời gian nghỉ hưu ý nghĩa và vui vẻ.

* Ông Frank Earl (người Anh):

Xã hội VN tôn trọng người già

frank earl 22-7 2(read-only)

Trong 10 năm qua, mỗi năm tôi sang VN 2 lần, mỗi lần ở 3 tháng rồi trở về Anh. Tôi yêu đời, sức khỏe gần như hoàn hảo và có cuộc sống hưu trí khá tuyệt vời so với nhiều người khác. Tuy nhiên, tôi cho rằng nhìn chung cuộc sống của người về hưu ở Anh khá buồn tẻ.

Trước hết về văn hóa, chúng tôi không có sự gần gũi trong gia đình theo kiểu con cái chăm sóc cha mẹ già. Con cái sống xa nhà vì chúng nghĩ cha mẹ già yếu có xã hội lo. Trong khi đó, điều khiến tôi yêu và ngưỡng mộ ở VN là người già được sống cùng gia đình, có con cháu quây quần.

Ở Anh, nếu sống một mình, mỗi người được nhận 75 bảng/tuần. Nếu là vợ chồng già, số tiền cho cả hai người sẽ ít hơn. Với những người bị khuyết tật, như tôi bị hạn chế về vận động, tôi được nhận thêm khoản tiền cho đi lại.

Nhìn chung, nếu không có thêm trợ cấp khác, tất cả đều sống chật vật với số tiền này.

Đối với tôi, sang VN là một giải pháp tiết kiệm, nhưng lý do chính là vì tôi yêu đất nước, con người, thức ăn, khí hậu ở VN. Một điểm tôi rất quý trong văn hóa VN là các bạn tôn trọng người già, điều này thể hiện qua ngôn ngữ, cách chăm sóc, lo lắng cho họ.

HÀ MY - HỒNG VÂN ghi

Lời nói thật về tuổi hưu

TTO - 'Đói đầu gối phải bò. Hưu sớm mà túi teo tóp, phiền đấy'. - 'Ô! Đấy mới là lời nói thật về tuổi hưu'.

NGỌC ĐÔNG dịch
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp