25/11/2009 18:10 GMT+7

Hãy nghiêm túc với tiếng Việt của chính mình

anhdao1974@
anhdao1974@

TTO - Những email bạn đọc tiếp tục gửi về chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online mong muốn góp phần gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, trước tiên bằng việc viết đúng chính tả và biết cách sử dụng tiếng Việt đúng lúc, đúng chỗ.

Viết tiếp bài “Tiếng Việt dị dạng”: học sinh chưa coi trọng “chữ viết”Tiếng Việt đâu rồi?“MyHa xin chào các bạn”“Tiếng Việt đâu rồi?”: báo chí nên xem lại mìnhCần quy tắc sử dụng chuẩn mực tiếng ViệtMột tạp chí dùng tiếng Việt dị dạngThiếu quan tâm đến chuẩn mực ngôn ngữ

Tôi là một giáo viên và đã gặp rất nhiều giáo viên dạy chung viết tiếng Việt sai chính tả. Theo tôi, viết tiếng Việt sai chính tả thì không còn là tiếng Việt nữa (ví dụ chữ "đả" và "đã" có nghĩa khác nhau hoàn toàn) nhưng hiện nay rất nhiều người, trong đó có cả giáo viên, đều viết sai chính tả tiếng Việt.

Tôi đề nghị ở các cấp học (bắt đầu từ lớp 1) phải rèn luyện cho học sinh thói quen viết đúng chính tả tiếng Việt. Khi thi nếu bài làm đúng ý mà sai lỗi chính tả thì nên trừ điểm (ví dụ mỗi lỗi trừ 0,25 điểm) để học sinh nhớ mà sửa chữa từ nhỏ. Tôi biết có một giáo viên dạy cấp III đố các em học sinh "nếu phát hiện cô đặt dấu hỏi, ngã đúng chỗ thì cô sẽ thưởng kẹo cho" vì bình thường cô hầu như đặt đấu sai!

* Một bộ phận giới trẻ dường như không thể cưỡng lại trào lưu làm biến dạng tiếng Việt trong khi trò chuyện trên mạng. Bởi lẽ nếu không cố tình viết tắt, viết sai chính tả, biến dạng chữ viết cho "hợp thời" thì sẽ bị bạn bè khinh thường, chê rằng chat chậm, thậm chí không muốn chat với nhau nữa.

Bản thân tôi là một người trẻ, lại thường hay sử dụng máy vi tính để liên lạc với bạn bè và trao đổi tư liệu học tập nên tôi cảm nhận được điều nói trên. Dù vậy bản thân tôi luôn ý thức được mình là người Việt Nam và việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một trong những điều quan trọng nhất trong thời đại công nghệ thông tin đang lấn dần những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc.

Dù một số người bạn của tôi khi chat đã sử dụng thứ ngôn ngữ biến dạng nhưng tôi thì không. Ngược lại tôi luôn cố gắng viết đầy đủ dấu câu, đúng ngữ pháp dù điều đó có làm cho tôi mất thêm một chút thời gian song tôi thấy nó thật cần thiết. Bạn bè tôi khi thấy tôi viết tiếng Việt có dấu thì cũng bắt chước làm theo và chúng tôi nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Dần dần đa số bạn bè khi chat với tôi đều gõ tiếng Việt có dấu.

Là một người học văn nên tôi hơi dị ứng với những từ viết sai chính tả, đặc biệt là những từ đơn giản. Tôi cố gắng sửa sai cho từng lỗi của các bạn. Một số bạn chat cảm thấy khó chịu vì điều đó nhưng một số thì vui vẻ nhờ tôi tiếp tục sửa khi thấy họ viết sai. Họ nói mỗi chữ tôi sửa trực tiếp sẽ giúp họ bớt sai trong những lần sau và cũng cải thiện được khả năng viết của họ.

Từ những điều trên, tôi thầm nghĩ việc sử dụng tiếng Việt một cách cẩu thả là một thói quen xấu trong một bộ phận giới trẻ thường xuyên tiếp xúc với thế giới mạng. Nếu không có cách ngăn chặn, những cái sai trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ sẽ ăn sâu vào tâm thức giới trẻ, đồng thời sẽ ảnh hưởng lan rộng đến toàn xã hội.

Bên cạnh việc giáo dục bằng lời nói chúng ta phải hành động. Giúp các em ý thức là một chuyện nhưng nếu chỉ nói mà không làm gì thì xu hướng này sẽ còn tiếp diễn. Hãy sửa sai ngay từ những lỗi nhỏ nhất, hãy lên án những kẻ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và hãy chung tay...

*Xin gửi tòa soạn 2 bức ảnh tôi chụp bằng điện thoại di động tại Trung tâm phát hành sách ở phố Tràng Tiền (Hà Nội), để bạn đọc tự bình luận.

k3gAs2z4.jpgPhóng to
Trang bìa sách

dhqvICVd.jpg

Trang bìa lót của sách

Không biết nói gì hơn với tác giả và nhà xuất bản của cuốn sách mà tôi chụp được như trên.

* Là một sinh viên xa nhà, phải tiếp xúc với tiếng bản địa cùng tiếng Anh, nhưng mỗi khi nói chuyện với bạn bè bằng tiếng Việt, mọi người đều có chung một câu hỏi "Are you singing?". Tiếng Việt có đủ âm sắc tạo nên vẻ đẹp trầm bổng của chính ngôn ngữ chúng ta, tôi yêu tiếng Việt của chúng ta quá.

Tuy nhiên, nhìn vào phương diện khác của ngôn ngữ, ngôn ngữ chuẩn chính thống - ngôn ngữ "đắt" - cần phải đặt lên hàng đầu trong mọi sự giao tiếp giữa người Việt và người Việt. Không thể phủ nhận điều đó, nhưng chúng ta cũng không thể đặt giới trẻ bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ ấy để trao đổi với nhau trong cuộc sống hằng ngày được.

Khi giới trẻ sử dụng loại ngôn ngữ Anh không ra Anh, Pháp không ra Pháp, Việt cũng chẳng ra Việt trong những bài tập làm văn, trong những bài báo cáo hay thuyết trình, hãy cho điểm 0 về hành vi đó, nhưng ngôn ngữ "đường phố" vẫn được hiểu giữa con người và con người, vẫn là một loại ngôn ngữ cũng giống như ngôn ngữ thân thể ấy thôi.

Chẳng lẽ tiếng Việt không có những tiếng lóng. Nhìn ra thế giới, ngay cả tiếng Anh, hãy sống và nghe những người trẻ tuổi nói chuyện với nhau, và hãy tra từ điển được những từ mà họ dùng, bạn sẽ thấy chẳng có một từ điển nào dịch được những từ ấy cả, và họ vẫn sống trong xã hội mà chỉ cần 2 lỗi chính tả trong đơn xin việc, đơn ấy đã phải nằm trong sọt rác của một công ty nào đó.

Hãy dạy cho mọi người từ thuở bé cái nào là tiếng Việt đúng chính tả, đúng ngữ pháp và những trường hợp nào phải dùng đúng tiếng Việt chính quy theo đúng văn hóa, pháp luật và ứng xử, ở đâu, với ai và trong hoàn cảnh nào.

Và hãy dạy cho con em chúng ta ngôn ngữ mà chúng học được ngoài đường phố nên và không nên sử dụng trong những hoàn cảnh nào.

anhdao1974@
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp