Phóng to |
Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu vừa ra mắt cuốn sách Cách nhìn thế giới của một người hôm 6-8. Dấu ấn của ông vẫn còn rất mạnh tại Singapore - Ảnh: Reuters |
Tất nhiên trong thời đại mà tri thức đầy trên mạng, bằng cấp (thật) đầy đường như lá mùa thu, không phải muốn “buông rèm” là “buông rèm”, trừ phi có một bảng thành tích thật sự đáng nể, nhất là khi mở miệng khuyên “đừng để chết yểu” thật gây sốc.
Trong thực tế, ông Goh không chỉ thành công trong vai trò “chuyển tiếp” cho dòng họ Lý trong 14 năm, mà còn đã lèo lái đảo quốc này vào hàng ngũ những nước có GDP cao nhất, đồng thời có chỉ số cảm nhận tham nhũng cũng vào hàng “sạch” nhất thế giới. Bảng thành tích đó “cho phép” ông cảnh báo “đừng để chết yểu”!
Đầu tiên ông Goh chịu nhận định trung thực tình hình: “Theo một số khảo sát, người Singapore vào hàng có tiền của nhất thế giới song cũng bi quan nhất... Nay chúng ta phải cạnh tranh ác liệt hơn với cả thế giới để có được việc làm, đầu tư và thị trường”. Điều này năm ngoái Thủ tướng Lý Hiển Long từng nói đến. Năm nay, ông Goh nhắc lại các thách thức đó thật vắn tắt để tập trung cảnh cáo: “Các thách thức trong nước của chúng ta còn lớn hơn nhiều: ...một dân số đa dạng hơn và ít gắn kết hơn; một thế hệ trẻ được giáo dục tốt hơn, có những kỳ vọng cao hơn”.
Làm thế nào một thế hệ trẻ được giáo dục tốt hơn lại có thể là một thách thức như các thách thức khác? Chẳng qua, theo ông, “một số chính sách và chương trình vốn từng phục vụ tốt chúng ta trong quá khứ nay cần được cập nhật hóa, thậm chí đại tu, nhằm đảm bảo chúng tiếp tục phục vụ đúng với mục đích đã định. Cần đúc ra một thỏa ước xã hội mới giữa người dân và chính phủ... Đối với tôi, chính phủ cũng như một kiến trúc sư đang thiết kế và xây một ngôi nhà chung cho mọi người dân Singapore. Song một ngôi nhà mới chỉ là một cấu trúc vật lý, một ngôi nhà chưa phải là một mái ấm... Một mái ấm còn là các mối quan hệ, có nồng ấm không, có chăm sóc và an ninh giữa những người cùng chung sống hay không... Thành ra, chính phủ đâu thể một mình xây nó. Chúng ta, từng cá nhân một, sẽ phải cùng nhà nước xây”. Lời khuyên của ông Goh “lạ tai” ở chỗ: nhà nước đừng xây một mình, mời (chớ không phải để cho) người dân cùng xây “như là những cá nhân”.
Tại sao ông Goh nhấn mạnh ý này? Do ông chịu nhìn thấy: “Ngày nay, người dân muốn tự do hơn trong việc chọn lựa lối sống của mình, có tiếng nói đối với các chính sách và tác động đến các quyết định sao cho thuận lợi với mình. Điều đó chẳng có gì là sai cả... Chính phủ đang thay đổi cách tiếp cận trong việc cai trị là điều tốt; chớ giải quyết các vấn đề một cách cửa quyền, thẳng thừng cho được việc thì không được nữa rồi! Chính phủ phải giành được lòng dân. Tức là cần phải xem xét các vấn đề từ nhãn quan người dân và giúp đỡ họ... cho dù vẫn phải dòm chừng toàn cục và tiếp tục cai trị vì lợi ích chung”.
Những “ý thích chọn lựa khác” mà ông Goh đề cập đến có thể thấy qua cuộc bầu cử năm ngoái, khi Đảng Hành động nhân
dân (PAP) đã lần đầu tiên mất cả một đơn vị bầu cử! Từ đó, Chính phủ Singapore đề ra chương trình “Nói chuyện với nhà nước”. Các khảo sát mà ông Goh nhắc đến là kết quả đúc kết 47.000 lượt người dân “nói chuyện” với nhà nước suốt một năm qua. Có lẽ nhờ ít tham chính và rộng rãi thời gian, nên dễ có thể lắng nghe và nghe thấy hơn.
Ngày 18-8, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ trình bày các giải pháp cho các vấn đề mà người dân đã “nói chuyện” với nhà nước. Liệu Thủ tướng Lý cũng cùng nghe thấy như ông Goh hoặc nghe thấy rõ hơn?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận