13/04/2017 10:38 GMT+7

'Hãy đối xử tử tế với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!'

LÊ VĂN NUÔI
LÊ VĂN NUÔI

TTO - Tôi sửng sốt khi hay tin nhạc phẩm Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không có tên trong danh mục gồm 2.586 bài hát được phép phổ biến!

Bài hát Nối vòng tay lớn đã vang lên bao năm nay với nhiều thế hệ người Việt - Ảnh: tư liệu

Tôi càng sửng sốt hơn khi biết chỉ có trên 70 bài của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được phép biểu diễn trong khoảng 600 nhạc phẩm của nhạc sĩ tài hoa này

Nối vòng tay lớn, Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Ta đã thấy gì trong đêm nay... là một vài bài trong số hàng trăm nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn viết về thân phận người dân trong chiến tranh khốc liệt, về khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước, về hòa hợp hòa giải dân tộc Việt Nam. 

Những bài hát này đã đi vào trái tim, đã gắn liền với những cuộc sinh hoạt cộng đồng, những đêm không ngủ ngồi quanh ngọn lửa hồng của thế hệ sinh viên học sinh Sài Gòn và miền Nam chúng tôi thập kỷ 1965-1975.

Nối vòng tay lớn do các ca sĩ trẻ Mỹ Tâm, Văn Mai Hương, Sơn Tùng M-TP... trình bày:

Vào những năm sau 1975 dài đến 1990, khi công tác ở Thành đoàn, tôi đã nhiều lần mời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tham gia các chương trình biểu diễn ca nhạc tại Nhà văn hóa Thanh niên TP. 

Nhớ mãi hình ảnh tuyệt đẹp khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ôm đàn guitar hát những sáng tác của anh trước hàng ngàn thanh niên sinh viên - học sinh ngồi im phăng phắc trên mặt sân ximăng sân khấu ngoài trời. 

Khi tiếng hát nhỏ nhẹ, đầm ấm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cất lên với vẻ mặt trầm tư và dáng đứng ôm đàn nghiêng nghiêng...; tâm hồn của đám đông hàng ngàn khán giả chúng tôi cũng bay bổng và lắng đọng theo những âm hưởng, lời hát đầy suy tư của anh.

Hỡi các nhà quản lý âm nhạc Việt Nam, hãy đối xử tử tế với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một “thần tượng” âm nhạc đúng nghĩa trong lòng công chúng. 

Hãy trân trọng di sản âm nhạc vô giá của ông cũng như hàng ngàn ca khúc xưa có giá trị của các tác giả khác, bằng cách các vị chủ động gỡ bỏ những ràng buộc, quy định “xin - cho" lỗi thời.

Ông Đào Đăng Hoàn - cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn - giải thích trong cuộc họp báo chiều 12-4: “Nhà sử học Dương Trung Quốc có phát biểu trên báo Tuổi Trẻ rằng chúng tôi cần lập danh sách các bài hát bị cấm và công khai cho người dân, nhưng chúng tôi làm sao thu thập được tất cả những bài hát của miền Nam cũ để lập danh sách ấy.

Vì vậy, cần phải thông qua xin phép để chúng tôi thẩm định rồi mới cấp phép. Còn những bài chưa được cấp phép thì do chưa có đơn vị nào xin phép. Như bài Nối vòng tay lớn mọi người vẫn hát cả trong những chương trình chính trị nhưng chưa có đơn vị xin cấp phép nên chưa được cấp phép”.

Cũng tại cuộc họp, ông Bùi Nguyên Hùng - cục trưởng Cục Bản quyền - khẳng định theo Luật sở hữu trí tuệ, trong trường hợp các ca khúc có vi phạm bản quyền thì các cơ quan có trách nhiệm giải quyết vụ việc sẽ bao gồm: thanh tra, các cơ quan như công an hoặc tòa án.

 

LÊ VĂN NUÔI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp