Xin giới thiệu một số ý kiến bạn đọc về câu chuyện trên.
* Nhiều sáng kiến thế mà giáo dục VN vẫn tụt hậu, chung quy cũng chỉ vì bệnh thành tích. Nếu sáng kiến thật sự chất lượng thì nền giáo dục VN đã sánh ngang với các nước tiên tiến rồi.
* Thật sự là chẳng ai đọc, giáo viên vẫn phải viết. Có những thầy cô rất tâm huyết ghi ra những kinh nghiệm, những sáng kiến phục vụ cho công tác dạy học, nhưng không thể nào viết mỗi năm một cái được, vì quá nhiều công việc khác đã chi phối, mất quá nhiều thời gian.
* Sở GD-ĐT tỉnh tôi cũng yêu cầu viết “Báo cáo tóm tắt sáng kiến” không quá hai trang. Có giáo viên chưa từng làm sáng kiến kinh nghiệm nhưng vẫn phải làm. Theo tôi, báo cáo này là vô nghĩa, không có tác dụng, cũng không ai áp dụng, chỉ mang tính hình thức mà sao cứ phải làm. Xin tân bộ trưởng xem xét và ra chỉ đạo ngừng gấp việc này, để giáo viên có thể chuyên tâm làm công tác chuyên môn của mình.
* Tôi đang công tác tại một trường THCS ở Q.1, TP.HCM. Ở trường tôi cũng vậy, nhưng khác một điều là tất cả CB-GV-CNV phải viết sáng kiến kinh nghiệm. Vất vả nhất là những người lao công, tạp vụ không biết sử dụng máy vi tính mà vẫn phải viết sáng kiến kinh nghiệm.
* Nhiệm vụ chính của giáo viên là đảm bảo chất lượng dạy học. Làm sao giáo viên nào cũng có sáng kiến kinh nghiệm đều đều mỗi năm được. Nếu mỗi người phải in một cuốn sáng kiến kinh nghiệm để đối phó thì tính ra chi phí bao nhiêu? Bao nhiêu cuốn có thể xài được, bao nhiêu cuốn phải ngậm ngùi vùi mình trong vựa ve chai?
Giáo viên phải bỏ bao nhiêu công sức ra làm, trong khi thời gian đó họ có thể đầu tư cho bài giảng và học trò? Tại sao không khuyến khích bằng tiền thưởng cho những giáo viên có sáng kiến có thể áp dụng thực tiễn, hơn là ép buộc người ta phải viết?
* Mình có người chị làm giáo viên. Mình không rõ sáng kiến kinh nghiệm là như thế nào, nhưng mỗi lần chị làm toàn nghe chị than vãn. Và cứ mỗi lần làm là chị lại lên Internet copy, hoặc copy của mấy người làm chung. Thật là vô bổ, nhưng các sếp ở trên vẫn bắt phải làm.
* Chỉ mong các lãnh đạo ngành GD-ĐT trước khi quyết định một việc gì đó cho ngành phải xét đến tính hiệu quả và khả thi của nó. Đừng bắt giáo viên và học sinh phải làm chuột bạch cho những ý tưởng không thực tế kiểu như sáng kiến kinh nghiệm. Và còn một điều nữa tôi rất trăn trở và băn khoăn là không biết đến bao giờ bộ trưởng mới trị dứt điểm bệnh thành tích của ngành giáo dục.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận