16/09/2020 15:22 GMT+7

Hậu COVID-19, Đà Nẵng không để lệ thuộc khách Trung Quốc, Hàn Quốc

TẤN LỰC
TẤN LỰC

TTO - Ngành du lịch Đà Nẵng đang tính toán cơ cấu lại nguồn khách sau dịch COVID-19 với việc giảm phụ thuộc vào khách Trung Quốc, Hàn Quốc, thu hút khách phân khúc cao cấp, tăng thu hút khách Âu - Mỹ, các nước ASEAN.

Hậu COVID-19, Đà Nẵng không để lệ thuộc khách Trung Quốc, Hàn Quốc - Ảnh 1.

Du khách trở lại biển Đà Nẵng sau đợt phong tỏa do dịch COVID-19 - Ảnh: TẤN LỰC

Ngày 16-9, UBND TP Đà Nẵng làm việc với Sở Du lịch về đề án Cơ cấu lại ngành du lịch Đà Nẵng đến 2025, định hướng 2030. Mục tiêu cơ cấu lại nhằm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, một trong 3 trụ cột kinh tế của TP Đà Nẵng.

Giảm khách Đông Bắc Á, tăng khách Âu - Mỹ, ASEAN

PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, người thực hiện đề án, cho biết hiện du lịch Đà Nẵng tồn tại nhiều yếu tố không bền vững. 

Phân tích thị trường những năm gần đây cho thấy khách Trung - Hàn chiếm tỉ lệ quá lớn (70-80%). Khi có biến động từ hai thị trường này, ngành du lịch khó chống đỡ. 

Đa số khách từ hai thị trường này đều ở phân khúc thấp, hiệu quả mang lại rất ít khi xem xét chỉ số ngày lưu trú và chi tiêu trung bình. Đây là vấn đề mà Đà Nẵng và cả Khánh Hòa, Quảng Ninh đều gặp phải.

Số lượng buồng, phòng khách sạn Đà Nẵng hiện hơn hơn 40.000 phòng, vượt quá nhu cầu khách cư trú. Trong đó số phòng chất lượng 1-3 sao chiếm tới 57%. Cơ cấu đầu tư quá chú trọng vào khách sạn, nhà hàng và các sản phẩm vui chơi đơn giản, thiếu đầu tư vào sản phẩm vui chơi giải trí, mua sắm và các sản phẩm đặc biệt, cao cấp tương xứng chức năng cửa đến của miền Trung. 

Thời gian dài Đà Nẵng chú trọng khai thác không gian ven biển, tập trung vào vùng lõi TP, mà chưa chú ý phát triển khu vực phía Tây, không gian mặt sông, mặt biển.

Đề án định hướng điều chỉnh thị trường đến năm 2025 là tăng tỉ lệ khách du lịch các thị trường xa lên mức 30%. Trong đó, ưu tiên thu hút khách Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày và có nhu cầu về sản phẩm phù hợp với khả năng.

Tăng tỉ lệ khách thị trường ASEAN lên 25%, ưu tiên thu hút khách Thái Lan, Malaysia và Singapore. Giảm tỉ lệ khách đến từ khu vực Đông Bắc Á xuống còn 40%, trong đó ưu tiên thu hút khách từ các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc (khách công vụ, khách nghỉ dưỡng và đánh golf). 

Đối với thị trường Trung Quốc, Đài Loan, tập trung phân khúc khách thương mại, khách nghỉ dưỡng, khách từ các thành phố lớn. Điều chỉnh các thị trường mới nổi là Ấn Độ, Israel ở mức 5%.

Đối với thị trường nội địa, Đà Nẵng định hướng khai thác phân khúc cao cấp từ các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

Đầu tư sản phẩm dịch vụ cao cấp, hạn chế khách sạn 1-3 sao

Hậu COVID-19, Đà Nẵng không để lệ thuộc khách Trung Quốc, Hàn Quốc - Ảnh 2.

Đà Nẵng chưa có nhiều sản phẩm du lịch thể thao, giải trí mạo hiểm, độc đáo - Ảnh: TẤN LỰC

Theo định hướng phát triển du lịch Đà Nẵng thời gian tới, các sản phẩm chủ đạo như du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp được định hướng tiếp tục phát triển và bổ sung thêm dịch vụ cho phân khúc khách có khả năng chi trả cao. 

Đầu tư phát triển nhóm sản phẩm du lịch tham quan và khai thác du lịch các tuyến sông Cu Đê, sông Hàn, sông Cổ Cò và khu vực quanh bán đảo Sơn Trà, vịnh Đà Nẵng. Đây vốn là những tiềm năng thế mạnh của thiên nhiên mà Đà Nẵng chưa khai thác tốt.

Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí, lễ hội và sự kiện văn hóa, Đà Nẵng sẽ bổ sung, mở rộng các show diễn thực cảnh quy mô thể hiện chiều sâu văn hóa vùng đất. 

Hình thành nhóm sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Xây dựng thêm các sản phẩm du lịch, mua sắm và vui chơi giải trí về đêm.

Đối với định hướng phát triển cơ sở lưu trú, ông Phạm Trung Lương đề xuất Đà Nẵng dừng cấp phép xây mới các cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ từ hạng 1-3 sao trở xuống; Quản lý chặt đối với sự phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú dưới hình thức homestay, nhà nghỉ, biệt thự, căn hộ và nhà cho thuê; Kêu gọi đầu tư đối với phân khúc cơ sở lưu trú cao cấp, ưu tiên cho các thương hiệu quản lý khách sạn lớn, các cơ sở dịch vụ đẳng cấp theo hướng nghỉ dưỡng cao cấp.

Sớm thu hút khách nội địa trở lại Đà Nẵng

Ông Lê Trung Chinh, phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, nhìn nhận ngành du lịch Đà Nẵng đang gặp nhiều vấn đề do nguyên nhân từ nhận thức và áp lực thành tích.

"Đến thời điểm này, chúng ta phải tính tới chuyện sống chung với dịch. Từ đây tới cuối năm cần thu hút khách nội địa trở lại. COVID-19 với Đà Nẵng lần này là rủi ro, nhưng cũng là cơ hội quảng bá và khẳng định khả năng kiểm soát, dập dịch trong thời gian ngắn của chính quyền và nhân dân TP.

Khách du lịch đến Đà Nẵng được bảo vệ và hỗ trợ tận tình để trở về địa phương. Do đó, từ nay đến cuối năm nếu biết cách quảng bá Đà Nẵng có thể thu hút được số lượng khách đủ để ngành du lịch vận hành hiệu quả", ông Chinh nói.

Tạo Tạo 'liên minh du lịch' kích cầu đợt 2, truyền thông về du lịch an toàn

“Du lịch an toàn - An toàn để du lịch” là tên gọi của một chương trình được đề xuất và ủng hộ trong buổi thảo luận về kế hoạch tái kích hoạt chương trình “Người Việt Nam đi Du lịch Việt Nam”, nhằm tiếp tục các hoạt động khôi phục thị trường du lịch.

TẤN LỰC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp