22/08/2011 07:13 GMT+7

Hát nhép dễ xử, váy ngắn khó phạt

HÀ HƯƠNG thực hiện
HÀ HƯƠNG thực hiện

TT - Dự thảo nghị định về nghệ thuật biểu diễn (NTBD) sẽ trình Chính phủ trong tháng 9. Ông Vương Duy Biên (cục trưởng Cục NTBD - đơn vị soạn thảo nghị định) cho biết:

N7FrAgfi.jpgPhóng to
Ông Vương Duy Biên - Ảnh: H.Hương
- Nghị định mới này sẽ “quét” toàn bộ mọi lĩnh vực bao gồm cả thời trang, thi hoa hậu, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, quần chúng, thậm chí là trình diễn sắp đặt trong các triển lãm mỹ thuật.

* Thưa ông, dự thảo nghị định NTBD mới được dựa trên rất nhiều nghị định, thông tư cũ, đồng thời đã qua bảy lần lấy ý kiến. Vậy nghị định sẽ có những điểm mới nào so với các văn bản trước đây?

- Dự thảo nghị định lần thứ nhất có những bảy chương giờ rút xuống còn năm chương nhưng đã bổ sung rất nhiều điểm mới. Nếu như dự thảo đầu tiên chỉ khoanh tròn phạm vi áp dụng là biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp thì giờ sẽ mở rộng ra mọi lĩnh vực biểu diễn. Bởi vì những sai phạm thời gian gần đây như tiết mục múa khỏa thân của học viên FPT hay tiệc sinh nhật của một công ty thuộc lĩnh vực nghệ thuật quần chúng, nếu không có quy định rõ thì nhà quản lý văn hóa muốn xử lý cũng bó tay. Bởi vậy, nghị định mới sẽ dành riêng một điều quy định về biểu diễn nghệ thuật quần chúng.

Ngoài ra, thủ tục cấp phép cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ được rút xuống còn năm ngày so với bảy ngày như trước đây.

Dự thảo nghị định mới cũng dành hẳn một chương quy định về trách nhiệm của các đơn vị quản lý nhà nước từ Bộ VH-TT&DL đến cấp vụ, sở, thậm chí cả đài truyền hình. Xảy ra vi phạm ở đâu cũng quy về Bộ VH-TT&DL là không đúng.

Khi Thủ tướng ký nghị định này, trách nhiệm của mỗi bên thế nào sẽ rất rõ ràng. Kể cả việc cấp giấy phép cho các đơn vị nghệ thuật địa phương ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang hay cấp phép cho các đơn vị biểu diễn nước ngoài vào địa phương biểu diễn cũng thuộc thẩm quyền của địa phương chứ không phải qua cục nữa.

Cho nên, với nghị định này nếu xảy ra tại TP.HCM thì UBND TP.HCM sẽ phải là đơn vị cao nhất chịu trách nhiệm cấp phép và xử lý các vi phạm theo quy định. Nghị định rất chặt, tất cả tỉnh thành trong cả nước sẽ thực hiện đúng như vậy.

* Nói như vậy, liệu nghị định mới có ôm đồm quá không?

- Phải làm vậy, nghị định sẽ là bước đầu để tiến tới việc xây dựng Luật NTBD. Luật điện ảnh có rồi, phải tiến tới làm Luật mỹ thuật, Luật NTBD. Làm như vậy sẽ nhẹ gánh cho các cơ quan quản lý. Ở nước ngoài làm gì có nghị định, họ chỉ có luật thôi.

* Trong trường hợp cụ thể, một số nghệ sĩ chụp ảnh nude, thực hiện quay clip mà báo chí gọi là “thảm họa” rồi phát tán trên mạng thì trách nhiệm của Cục NTBD đến đâu?

- Chẳng làm gì được, họ tự phát tán lên mạng thì làm gì được họ. Báo chí cứ đăng dù theo cách phê phán đi chăng nữa cũng chỉ khiến người ta tò mò và vào xem nhiều hơn. Vừa rồi truyền hình, báo chí đưa tin dồn dập thảm họa nọ, thảm họa kia. Nhưng đó đâu phải là chương trình của Cục NTBD hay Bộ VH-TT&DL, những hình ảnh, clip đó phát tán trên mạng, mà mạng là do Bộ Thông tin - truyền thông quản lý.

AkjYlLPs.jpgPhóng to eGBoyy0e.jpg

Theo Cục Nghệ thuật biểu diễn, sẽ rất khó trong việc phạt về cách phục trang của nghệ sĩ, ca sĩ - Ảnh: Gia Tiến - T.T.D.

* Ngày 18-8 vừa qua, Cục NTBD đã “huýt còi” nhà tổ chức chương trình từ thiện Đêm mỹ nhân tại Quảng Bình. Với những chương trình thời trang, ca nhạc có nhiều nghệ sĩ ăn mặc phản cảm, bị chỉ trích là “khoe da thịt”, nghị định mới liệu có siết chặt những hành vi này không?

- Trong nghị định không thể quy định chi tiết váy dài bao nhiêu nên chỉ dùng từ “trái với thuần phong mỹ tục” hay “phi thẩm mỹ”. Bản thân mỗi công dân ngay từ bé đã phải ý thức được việc ăn mặc như thế nào, đi chơi, đi làm phải mặc gì, huống hồ là đi biểu diễn với hàng nghìn con mắt nhìn vào. Bản thân nghệ sĩ phải ý thức điều đó, nếu họ cố tình vi phạm lại là vấn đề khác.

* Liệu có nên đề xuất tăng mức phạt hay không?

- Bây giờ đề ra mức phạt cho các vi phạm tổ chức biểu diễn như treo đầu dê bán thịt chó, quảng cáo láo, hát nhép... thì hoàn toàn có thể. Nhưng sẽ rất khó trong chuyện phạt phục trang, phạt về váy quá ngắn hay phạt về việc hở. Tôi cho rằng quan trọng nhất là ý thức của nghệ sĩ. Thực tế cho thấy những vi phạm đó không phải là số đông mà chỉ ở một bộ phận.

Quản lý nghệ thuật phải chặt nhưng là chặt thoáng, làm sao đúng pháp luật, phù hợp thuần phong mỹ tục, đồng thời cũng phát huy sáng tạo của nghệ sĩ và giảm bớt các phiền hà về thủ tục hành chính.

“Hát nhép có thể coi là hành vi lừa đảo”

* Một vấn đề bị dư luận chỉ trích gay gắt thời gian qua là hát nhép. Nghị định mới liệu sẽ “siết” chuyện hát nhép như thế nào?

- Nghị định ghi rõ “không được thực hiện các hành vi sau đây:... dùng giọng hát thu trong bản ghi âm thay cho giọng hát thật”. Cấm nhưng không quy định được mức phạt ở đây là bao nhiêu vì trong nghị định xử phạt lại ở mục khác. Nếu cần cụ thể hơn thì sẽ soạn một thông tư để hướng dẫn, thậm chí cần phải có các buổi hướng dẫn để nắm chắc thông tư.

Chúng tôi dự kiến vi phạm lần thứ nhất sẽ phạt hành chính, nhưng vi phạm lần hai, lần ba sẽ phải xử phạt khác, thậm chí đề xuất những biện pháp nặng. Họ chỉ biết sợ khi không được biểu diễn nữa thì sẽ tiến tới cấm biểu diễn trong thời hạn bao nhiêu. Cũng như trong bóng đá, nếu vi phạm thì phạt tiền như thế nào, treo giò bao nhiêu trận, nặng hơn là treo giò 1-2 năm, thậm chí vĩnh viễn... NTBD cũng phải như thế.

Thật ra hát nhép cũng có thể coi là hành vi lừa đảo. Người ta bỏ tiền ra để đến xem anh hát chứ đâu phải xem anh “đớp”.

HÀ HƯƠNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp