Mô hình 7R gồm RMIT và sáu hành động bền vững - Rethink (Thay đổi tư duy), Refuse (Từ chối), Reduce (Giảm bớt), Reuse (Tái sử dụng), Repair (Sửa chữa) và Recycle (Tái chế).

Hành trình hiện thực hóa lối sống bền vững tại đại học RMIT tại VIệt Nam - Ảnh 1.

Các chương trình thực hành không chỉ giới hạn trong khuôn viên trường, mà đã và đang thâm nhập sâu vào lối sống thường nhật của cộng đồng RMIT, với sự ủng hộ nhiệt tình của hơn 800 thành viên tham gia tích lũy Điểm xanh (Green Point), hệ thống điểm thưởng dành cho nhiều hoạt động thực hành bền vững khác nhau. 

Một trong số đó là chương trình "Gom nhựa sạch, tích Điểm xanh" khởi động từ tháng 1-2024. Đến nay, chương trình đã thu hút 84 người tham gia, thu gom và tái chế thành công 293,3kg nhựa. Đáng chú ý, 51% số người tham gia đã hình thành thói quen rửa sạch và thu gom nhựa tái chế (*).

Hành trình hiện thực hóa lối sống bền vững tại đại học RMIT tại VIệt Nam - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, từ tháng 3-2023, chiến dịch “Mua nước bằng bình cá nhân” cũng đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ 186 người, giúp giảm thiểu hơn 700 ly giấy sử dụng một lần trong khuôn viên trường. Đáng chú ý, 45% người tham gia đã hình thành thói quen mang theo bình/ly nước cá nhân, góp phần giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp đến từ ly giấy - vốn là sản phẩm có chứa nhựa và đang chưa có giải pháp tái chế hiệu quả (*). 

Dẫu khởi đầu còn khiêm tốn, số liệu cho thấy có sự chuyển đổi tích cực về nhận thức và hành động của cộng đồng RMIT.

(*) Dữ liệu chỉ thống kê trên số người đăng ký tài khoản Điểm xanh, không đại diện cho toàn bộ cộng đồng RMIT.

Hành trình hiện thực hóa lối sống bền vững tại đại học RMIT tại VIệt Nam - Ảnh 3.

Với phương châm "Hãy trở thành người khởi đầu và tiếp nối", chương trình Đại sứ bền vững hướng đến ươm mầm và phát triển nguồn nhân lực xanh bằng cách khuyến khích các bạn đưa kiến thức bền vững vào thực tế cuộc sống, hưởng ứng chiến lược toàn cầu "Biến tri thức thành hành động" của nhà trường.

Hành trình hiện thực hóa lối sống bền vững tại đại học RMIT tại VIệt Nam - Ảnh 4.

Cụ thể, sinh viên được thực tập và tham gia hoạt động tình nguyện tại các dự án phát triển bền vững trong và ngoài Đại học RMIT thông qua chương trình Đại sứ bền vững. Cùng với sự hỗ trợ từ các đối tác chiến lược, Đại sứ bền vững sẽ có cơ hội kết nối với doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các chuyên gia liên ngành để được đào tạo và cố vấn, từ đó phát triển cả về kiến thức và kỹ năng thực hành phát triển bền vững.

Hành trình hiện thực hóa lối sống bền vững tại đại học RMIT tại VIệt Nam - Ảnh 5.

Tuần lễ Phát triển bền vững RMIT với sự tham gia của hơn 20 diễn giả đến từ các lĩnh vực khác nhau, sự kiện đã tạo ra một diễn đàn trao đổi tư duy và kết nối giá trị, giúp người tham gia hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội đang tồn tại, đồng thời trang bị cho cộng đồng kiến thức và kỹ năng cần thiết để đóng góp vào việc xây dựng một tương lai xanh hơn.

Hành trình hiện thực hóa lối sống bền vững tại đại học RMIT tại VIệt Nam - Ảnh 6.

Tuần lễ đã mở ra những góc nhìn đa chiều về phát triển bền vững thông qua các chủ đề gồm “Trao quyền cho lực lượng lao động xanh”, “Tiêu dùng có ý thức”, “Áp dụng nền kinh tế tuần hoàn” và “Thực phẩm bền vững”. Từ đó, sự kiện khơi gợi trong mỗi người động lực khám phá và kiến tạo nên hành trình bền vững của riêng mình. 

Tiếp nối sự kiện, trường sẽ tạo điều kiện cho các Đại sứ bền vững kết nối trực tiếp với các cố vấn từ các công ty diễn giả, mở ra cơ hội học hỏi và hợp tác sâu rộng để hiện thực hóa các sáng kiến bền vững.

Hành trình hiện thực hóa lối sống bền vững tại đại học RMIT tại VIệt Nam - Ảnh 7.

Nếu bạn muốn khám phá thêm về văn hóa thực hành bền vững tại trường và hợp tác cùng chương trình Đại sứ bền vững, hãy liên hệ qua email [email protected]

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp