"Bông hồng thép sa mạc" là cái tên mà nhiều người nghĩ đến khi nhắc đến vận động viên Vũ Phương Thanh (Thanh Vũ) - gương mặt quen thuộc trong các giải chạy marathon khắc nghiệt nhất hành tinh.

Thanh Vũ đã chinh phục đường đua Everest Marathon thành công, kiên trì với hoài bão trở thành “Người Việt Nam bền bỉ nhất thế giới”. Bắt đầu hành trình này là vào năm 2016, khi trở thành người phụ nữ đến từ Châu Á đầu tiên chinh phục thành công cuộc thi “The 4 Desert Grand Slam” với tổng hành trình dài 1.000km. Đến nay Thanh Vũ đã đến với rất nhiều đường chạy siêu bền khắc nghiệt trên cả 7 châu lục và trở thành nhà nữ vô địch thế giới tại cự ly ba môn phối hợp trải dài 38km bơi, 1800km đạp xe và 422km chạy bộ tại Thụy Sĩ trong năm 2022.

Hành trình chinh phục cột mốc mới tại Everest Marathon của Bông hồng thép sa mạc Thanh Vũ - Ảnh 1.

Năm 2024, Thanh Vũ quyết định tham gia giải Everest Marathon tại Nepal - một cuộc thi được tổ chức vào ngày 29-5 hàng năm nhằm kỷ niệm cuộc hành trình chinh phục Everest đầu tiên của hai nhà thám hiểm Tenzing Norgay Sherpa và Edmund Hillary vào năm 1953.

Đối với việc hoàn thành cuộc đua Everest Marathon đầy trở ngại, Thanh Vũ chia sẻ: “Thực ra với cự ly 42km của Everest Marathon thì tôi cũng không có quá nhiều kỳ vọng, vì tôi coi nó như là một trong những phần luyện tập nhằm hướng đến giải Triple Deca mà tôi sẽ tham gia tại Ý vào tháng 9 năm nay.

Đây cũng là trải nghiệm chạy đường địa hình ở một địa điểm rất thú vị. Tôi phải trek lên tới Everest Base Camp (EBC) để làm quen với địa hình và thích nghi với độ cao trước giải chạy.

Hành trình chinh phục cột mốc mới tại Everest Marathon của Bông hồng thép sa mạc Thanh Vũ - Ảnh 2.

Everest Marathon rất khắc nghiệt, đặc biệt là ở 21km đầu tiên với không khí loãng gây khó thở, địa hình nhiều đá to lổn ngổn làm cho việc tìm được chạy khá thách thức cho vận động viên.

Có thể nói đây cũng là một giải marathon mà tôi xác định sẽ cần nhiều thời gian để hoàn thành và sẽ là “thành tích” chậm nhất cho cự ly 42km từ trước tới nay. Với không khí loãng, dốc và đá, ban đầu tôi nghĩ sẽ cần đâu đó 8 đến 10 tiếng, nhưng thực tế lên đến 11 tiếng để hoàn thành”.

Hành trình chinh phục cột mốc mới tại Everest Marathon của Bông hồng thép sa mạc Thanh Vũ - Ảnh 3.

Everest Marathon không chỉ là một cuộc thi chạy bộ đơn thuần. Khi tham gia hành trình chinh phục “nóc nhà thế giới”, các vận động viên phải dành ra từ 7 đến 10 ngày để trek liên tục các cung đường, những địa điểm nổi bật như Namche, Tangboche, Kala Pathar và Gorak Shep mới đến được nơi diễn ra giải chạy là Everest Base Camp (EBC).

Sau khi hoàn thành chặng đường đầy thử thách, họ lại phải trek trở lại sân bay Lukla để về nhà, khép lại một hành trình phi thường.

Hành trình chinh phục cột mốc mới tại Everest Marathon của Bông hồng thép sa mạc Thanh Vũ - Ảnh 4.

Khi được hỏi nhờ đâu mà cô biết đến cuộc thi này, Thanh Vũ chia sẻ: “Tôi biết đến cuộc thi nhờ vào công ty SEARA Sport System. Công ty này cũng chính là một trong những nhà tài trợ chính cho giải Everest Marathon năm nay. Đây là một cơ hội lớn vì cũng đã lâu tôi chưa có dịp chạy ở những môi trường khắc nghiệt, địa hình thú vị và mới mẻ, cũng như chưa từng đến Everest Base Camp để có những trải nghiệm đặc biệt”.

SEARA là công ty hàng đầu về lập kế hoạch và thiết kế, cung cấp trang thiết bị và lắp đặt các trung tâm thể thao, giải trí và thể dục theo tiêu chuẩn quốc tế tại khu vực Đông Nam Á.

Trong cuộc thi lần này, SEARA và Core Health & Fitness cùng đồng hành và hỗ trợ nâng cao thể chất các vận động viên trên hành trình chinh phục Everest, bằng cách xây dựng một không gian rèn luyện thể hình tạm thời tại Everest Base Camp. Phòng gym được trang bị các thiết bị và dụng cụ tập luyện để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ gia tăng sức bền và thể lực. Đây là phòng gym cao nhất thế giới cho đến hiện nay.

Hành trình chinh phục cột mốc mới tại Everest Marathon của Bông hồng thép sa mạc Thanh Vũ - Ảnh 5.

Qua cuộc thi, nhãn hàng mong muốn mang đến nguồn cảm hứng cho cộng đồng về việc rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức khỏe thể chất, khả năng phục hồi và theo đuổi những thử thách phi thường. Chính vì thế, SEARA và Core Health & Fitness đã rất nỗ lực trong quá trình thiết kế và hoàn thiện cơ sở vật chất cho phòng gym.

Bên cạnh môi trường tập luyện thì việc ăn uống cũng rất cần thiết cho sức khỏe của các vận động viên. Khi được hỏi về vấn đề này, Thanh Vũ chia sẻ: "Đối với tôi, việc có thể ăn một thứ lặp đi lặp lại trong nhiều ngày là một lợi thế so với những du khách đến đây. Càng lên cao thì thức ăn và nước uống càng khan hiếm. Điển hình là nước uống khá đắt. Một chai nước lọc bình thường ở Kathmandu hay những nơi dễ dàng nhập hàng hóa thì chỉ khoảng 19.000 đồng. Nhưng càng lên cao thì giá càng đắt, dao động từ 28.500 đến 95.000 đồng.

Hành trình chinh phục cột mốc mới tại Everest Marathon của Bông hồng thép sa mạc Thanh Vũ - Ảnh 6.

Đồ ăn quanh cung đường đến EBC khá đa dạng do có nhiều du khách đến đây. Vì văn hóa nên những món ăn liên quan đến bò như là hamburger, sữa, bơ đều được thay thế thành Yak (bò Tây Tạng). Món mà tôi yêu thích và hay ăn nhất là Mo : mo (một loại bánh hấp truyền thống của người Nepal), Dal Bhat (mâm cơm truyền thống của người dân Nepal) và súp tỏi. Đối với những nơi cao và có không khí loãng thì súp tỏi rất phù hợp để điều hòa, tuần hoàn máu cho vận động viên.

Lên đến trạm nghỉ chân Everest Marathon thì không còn nước đóng chai nữa mà đơn vị tổ chức sẽ làm tan băng ở những lều nấu ăn để có thể sinh hoạt. Đây là một trải nghiệm rất thú vị đối với tôi".

Hành trình chinh phục cột mốc mới tại Everest Marathon của Bông hồng thép sa mạc Thanh Vũ - Ảnh 7.

Một trong những khoảnh khắc mà Thanh Vũ cảm thấy đáng nhớ nhất chính là có thể làm quen được nhiều vận động viên truyền cảm hứng.

"Khi dự họp báo, tôi được biết là người tham gia lớn nhất là 68 tuổi và nhỏ nhất là 16 tuổi. Trong đó, tôi đặc biệt ấn tượng với bác vận động viên 68 tuổi người Bhutan. Bác rất khoẻ và dẻo dai.

Hoặc có nữ vận động viên người Anh hóa trang thành các loại trái cây khi tham gia các giải, điều này thật thú vị và giúp kết nối mọi người với nhau hơn.

Hành trình chinh phục cột mốc mới tại Everest Marathon của Bông hồng thép sa mạc Thanh Vũ - Ảnh 8.

Khi tham gia cuộc đua Everest Marathon lần này, ngoài chinh phục cự ly 42km của ‘nóc nhà thế giới’, tôi đã có cơ hội gặp gỡ và biết thêm nhiều câu chuyện về nghị lực luyện tập, rèn giũa tham gia giải đấu của các vận động viên khác. Đây chính là điều đáng trân quý tôi may mắn ‘thu hoạch’ được.

Trong cuộc sống, bản thân tôi luôn muốn tạo ra những việc có giá trị và ý nghĩa, có thể là công việc chính của mình, có thể là sở thích hay bất kì hoạt động ngoại khóa nào đó.

Ngoài ra, tôi sẽ đặt mục tiêu lớn và ngày càng thách thức hơn. Tôi nhìn nhận đó là một cách rèn luyện bản thân, phát triển ý chí, bền bỉ và sự kiên nhẫn, cách đối mặt với nỗi sợ hãi" - Thanh Vũ chia sẻ.

Hành trình chinh phục cột mốc mới tại Everest Marathon của Bông hồng thép sa mạc Thanh Vũ - Ảnh 9.

Từ hành trình vươn lên bền bỉ của mình, Thanh Vũ muốn truyền tải đến bạn trẻ thông điệp đúc kết từ bản thân:

Hành trình chinh phục cột mốc mới tại Everest Marathon của Bông hồng thép sa mạc Thanh Vũ - Ảnh 10.

"Như trong việc chạy thì chạy ở bất cứ đâu hay bất cứ cự ly nào cũng đều có giá trị và ý nghĩa. Quan trọng là những ý nghĩa và giá trị của việc mình làm được chia sẻ với cộng đồng và có khả năng tạo ra những hiệu ứng tích cực".

Với những mục tiêu để chinh phục mới, những chặng đường mới, Thanh Vũ dần trở thành một điểm sáng để truyền động lực cho những bạn trẻ, những người phụ nữ thực hiện mục tiêu của đời mình. “Hành trình vạn dặm luôn bắt đầu bằng một bước chân”. Hãy cho phép bản thân vượt qua nỗi lo sợ để được đặt bước chân đầu tiên.

Hành trình chinh phục cột mốc mới tại Everest Marathon của Bông hồng thép sa mạc Thanh Vũ - Ảnh 11.
KATH NGUYỄN
KATH NGUYỄN
HẢI PHI


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp