09/05/2019 21:25 GMT+7

Hành tinh này sẽ không còn Đại Tây Dương

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Đại Tây Dương mất đi nhưng hoạt động kiến tạo giữa mảng Á - Âu và mảng Bắc Mỹ sẽ tạo thành một dải núi khổng lồ, có thể sẽ cao hơn cả Himalaya, theo các nhà khoa học.

Hành tinh này sẽ không còn Đại Tây Dương - Ảnh 1.

Đại Tây Dương trong tương lai có thể không còn - Ảnh: National Geographic

Năm 2013, tạp chí Geology từng công bố bản đồ mô tả đáy biển ở gần bán đảo Iberia - khu vực Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha - và phát hiện một đới hút chìm hoàn toàn mới.

Đây không phải lần đầu tiên giới khoa học ghi nhận về sự hút chìm. 

Từ những năm 1970, giới địa chất học biết rằng hút chìm là một quá trình diễn ra tại các ranh giới hội tụ giữa các mảng kiến tạo Trái đất, trong đó một mảng chuyển động xuống bên dưới một mảng khác và chìm vào trong lớp manti.

Nơi thường diễn ra hút chìm là các vùng thường xảy ra các hoạt động địa chất mạnh như động đất, sóng thần… nhất là khu vực vành đai lửa Thái Bình Dương.

Hành tinh này sẽ không còn Đại Tây Dương - Ảnh 2.

Hình ảnh mô phỏng sự hút chìm - Ảnh: Wikimedia

Tuy nhiên, điều lạ là với đới hút chìm ngoài khơi bán đảo Iberia, khu vực giáp ranh giữa mảng Phi và mảng Á - Âu, vốn không nằm trong vùng hoạt động kiến tạo mạnh, lại tạo thành đới hút chìm cực lớn đến vậy. Tốc độ hút chìm ở khu vực này đo được khoảng 5cm mỗi năm.

Để tìm ra nguyên nhân, nhóm nghiên cứu của TS Joao Duarte thuộc ĐH Lisbon, Bồ Đào Nha đã dành gần 10 năm sử dụng sóng siêu âm đo đạc dữ liệu ở mảng kiến tạo khu vực bán đảo Iberia.

Kết quả, nhóm nhận thấy ngoài lý do 2 mảng kiến tạo Á - Âu và Phi chuyển động theo hướng va hút nhau và xảy ra sự hút chìm, nguyên nhân lớn hơn là vì địa chất ở khu vực Iberia đang không ngừng vận động.

Tại đây, các lớp địa chất yếu hơn trong mảng kiến tạo khu vực Iberia có xu hướng tách ra và hướng về phía mảng Bắc Mỹ, theo National Geographic.

Hành tinh này sẽ không còn Đại Tây Dương - Ảnh 3.

Các nhà khoa học dự đoán trong vài trăm triệu năm tới, các mảng kiến tạo có thể kết hợp lại thành một khối - Ảnh: Liberal Dictionary

Điều này đồng nghĩa Đại Tây Dương đang ngày càng bị thu hẹp. Theo tính toán, với tốc độ hiện tại, khoảng 230 triệu năm nữa, Đại Tây Dương sẽ hoàn toàn không còn.

"Khi đó, Iberia và Bắc Mỹ sẽ trở thành một khối như trước đây. Đại dương mất đi nhưng hoạt động kiến tạo giữa mảng Á - Âu và mảng Bắc Mỹ sẽ tạo thành một dải núi khổng lồ, có thể sẽ cao hơn cả Himalaya", TS Joao Duarte nói.

Ông cũng cho rằng trong tương lai, các mảng trên Trái đất có thể kết hợp lại thành một siêu lục địa giống như 200 triệu năm trước đây.

Dẫu vậy, vẫn còn cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định chi tiết các hoạt động kiến tạo ở khu vực Iberia, qua đó có thể tiên đoán phần nào diễn biến của quá trình thu hẹp Đại Tây Dương.

​EP cấm đánh bắt hải sản dưới độ sâu 800m ở đông bắc Đại Tây Dương

Trong phiên họp toàn thể ngày 13-12, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua lệnh cấm khai thác hải sản ở các độ sâu dưới 800m tại các vùng biển khu vực đông bắc Đại Tây Dương, trong nỗ lực bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương dưới đáy biển sâu.

HOÀNG THI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp