03/07/2020 10:22 GMT+7

Hành tinh kỳ lạ có 2 mùa đông và 2 mùa hè sau 36 giờ

MINH HẢI (Theo Sci- News)
MINH HẢI (Theo Sci- News)

TTO - Những quan sát mới từ Vệ tinh Khảo sát Exoplanet của NASA giúp các nhà thiên văn học hiểu biết thêm về KELT-9b, một ngôi sao siêu tốc, nơi cứ 36 giờ có 2 mùa đông và 2 mùa hè.

Hành tinh kỳ lạ có 2 mùa đông và 2 mùa hè sau 36 giờ - Ảnh 1.

KELT-9b là hành tinh khí tương tự như Sao Mộc và có quỹ đạo rất gần với ngôi sao mẹ của nó - Ảnh: NASA

Hành tinh KELT-9b còn được gọi là HD 195689, nằm cách Trái đất khoảng 650 năm ánh sáng trong chòm sao Thiên Nga. Hành tinh này được phát hiện vào năm 2017 là một khối khí khổng lồ lớn hơn khoảng 1,8 lần so với Sao Mộc, với khối lượng gấp 2,9 lần.

KELT-9b quay quanh ngôi sao chủ của nó là KELT-9, cứ sau 36 giờ hết một vòng quỹ đạo.

Do ở khoảng cách quá gần và ở nhiệt độ cao khoảng 9.900 độ C nên ngôi sao chủ KELT-9 gần như bị nén phẳng hai cực, phần giữa đường xích đạo lại phình ra mà không tròn giống như Mặt trời của chúng ta.

KELT-9 to gấp đôi kích thước Mặt trời nhưng lại quay nhanh hơn 38 lần, hoàn thành một vòng quay đầy đủ chỉ trong 16 giờ.

Các cực của KELT-9 nóng lên và sáng lên trong khi vùng xích đạo của nó nguội đi và tối dần - hiện tượng này gọi là tối trọng lực. Kết quả là sự chênh lệch nhiệt độ trên bề mặt của ngôi sao gần 800 độ C.

Trong khi đó, điều này tác động lại KELT-9b giúp nó nhận được năng lượng gấp 44.000 lần từ ngôi sao KELT-9 so với Trái đất nhận được từ ​​Mặt trời.

Với nhiệt độ cao nhất vào ban ngày ở mức 4.327 độ C, hành tinh này nóng hơn bề mặt của hầu hết các ngôi sao mà con người từng biết đến nay. Đồng nghĩa với việc nó trải qua hai mùa hè cực nóng và hai mùa đông sau mỗi chu kỳ quay 36 giờ quanh sao chủ. Mỗi mùa chỉ khoảng 9 giờ đồng hồ.

Các yếu tố kỳ lạ của KELT-9b được tiến sĩ John Ahlers từ Trung tâm Hàng không Vũ trụ Goddard của NASA - trưởng nhóm nghiên cứu - lý giải vì đó là một hành tinh khổng lồ có quỹ đạo rất gần một ngôi sao chủ đang quay nhanh.

Các nhà khoa học đánh giá đây là một phát hiện thú vị, vì trong số các hệ thống hành tinh mà các nhà khoa học đã nghiên cứu thông qua tối trọng lực thì KELT-9b là một trong những hành tinh phức tạp, khó lý giải nhất.

Phát hiện mới sẽ mang đến những hướng nghiên cứu mới, khám phá những bí mật về sự hình thành và lịch sử tiến hóa của các hành tinh xung quanh các ngôi sao có khối lượng lớn.

Lần đầu tiên quan sát thấy vật thể được cho là lõi của hành tinh khí Lần đầu tiên quan sát thấy vật thể được cho là lõi của hành tinh khí

TTO - Các nhà nghiên cứu tìm ra một loại vật thể chưa từng thấy có thể là phần lõi của một hành tinh khí giống như Sao Mộc. Phát hiện này đem đến một hướng nghiên cứu mới về phần bên trong của một trong những hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt trời.

MINH HẢI (Theo Sci- News)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp