18/03/2022 18:33 GMT+7

Hàng triệu người Mỹ đối mặt với hóa đơn điều trị COVID-19 'khủng'

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Ngoài tiền viện phí, hàng triệu người mắc COVID-19 tại Mỹ còn đối mặt với các chi phí hàng trăm đến hàng ngàn USD sau khi xuất viện. Trong khi đó, chính quyền Mỹ cũng kêu cạn tiền để chống dịch vì quốc hội chưa bổ sung ngân sách.

Hàng triệu người Mỹ đối mặt với hóa đơn điều trị COVID-19 khủng - Ảnh 1.

Bên trong một cơ sở cấp cứu tại California, Mỹ, nơi đang điều trị hơn 125 bệnh nhân COVID-19 ngày 11-3 - Ảnh: AFP

Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Bệnh viện Michigan Medicine thuộc Đại học Michigan và Trường Kinh doanh Questrom thuộc Đại học Boston, đăng trên tạp chí American Journal of Managed ngày 16-3, xem xét chi phí y tế của các bệnh nhân COVID-19 ở Mỹ trong 6 tháng sau lần nhập viện đầu tiên.

Theo đó, trung bình, bệnh nhân mua bảo hiểm tư nhân có hóa đơn viện phí chưa đến 290 USD, trong khi những người mua gói bảo hiểm nâng cao Medicare Advantage có hóa đơn khoảng 270 USD.

Tuy nhiên, gần 11% số bệnh nhân mua bảo hiểm tư nhân và 9,3% số người được bảo hiểm Medicare Advantage chi trả nhận hóa đơn viện phí lên trên 2.000 USD.

Trước đó, nhóm chuyên gia này đã công bố một nghiên cứu khác cho thấy nhiều bệnh nhân bệnh nặng có thể phải chi trả viện phí 1.600 - 4.000 USD.

Nhóm nghiên cứu cho rằng với những người nhập viện vì COVID-19 trong năm 2021 và 2022, viện phí có thể sẽ cao hơn vì dữ liệu trên được thu thập từ năm 2020, trước khi các công ty bảo hiểm rút lại chính sách hỗ trợ thanh toán viện phí cho bệnh nhân COVID-19.

"Tổng chi phí nhập viện và chăm sóc sau khi xuất viện có thể gây sức ép tài chính lên hàng ngàn người Mỹ" - phó giáo sư Kao Ping Chua, trưởng nhóm nghiên cứu, nói.

Mỹ cạn tiền chống COVID-19 

Hàng triệu người Mỹ đối mặt với hóa đơn điều trị COVID-19 khủng - Ảnh 2.

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ ngày 9-3 - Ảnh: AFP

Nhà Trắng cho biết đang cạn tiền cho các chương trình đối phó với dịch COVID-19, trong bối cảnh số ca bệnh ở Mỹ được dự báo tăng mạnh trong thời gian tới.

Trong tuyên bố được Đài ABC News dẫn lại ngày 16-3, Nhà Trắng cảnh báo với số ca mắc COVID-19 đang tăng ở nước ngoài, các chuyên gia y tế và khoa học cũng nói rõ trong vài tháng tới có thể chứng kiến số ca cũng tăng ở Mỹ.

"Như chính quyền đã cảnh báo, việc không tài trợ cho những nỗ lực chống dịch ngay bây giờ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng vì chúng ta không được trang bị để đối phó với sự gia tăng dịch bệnh trong tương lai. Chờ đến khi bùng dịch mới cung cấp quỹ sẽ quá trễ", thư Nhà Trắng gửi Quốc hội Mỹ viết.

Bất chấp lời kêu gọi của Nhà Trắng trước đó, Quốc hội Mỹ không bổ sung khoản ngân sách 22,5 tỉ USD cho các chương trình chống COVID-19 vào gói ngân sách 1.500 tỉ USD mà Tổng thống Biden ký hôm 15-3. 

Gói ngân sách này, bao gồm 13,6 tỉ USD hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine, nhằm giúp Chính phủ Mỹ hoạt động đến tháng 9-2022. Nguồn quỹ cho chiến dịch chống COVID-19 bị loại ra vì các thành viên Đảng Cộng hòa muốn nhận báo cáo chi tiết việc chi tiêu các khoản quỹ trước đó.

Những người Mỹ không có bảo hiểm sẽ cảm nhận rõ và nhanh nhất sự thay đổi vì từ tuần sau họ sẽ không được chi trả tiền xét nghiệm hay điều trị COVID-19. Những người cần thuốc kháng thể đơn dòng để trị COVID-19 cũng sẽ gặp khó khăn vì Mỹ sẽ cắt giảm 30% nguồn thuốc phân phối cho các bang, nhằm duy trì nguồn cung đến tháng 5-2021.

Đối với chính phủ, việc không có đủ nguồn tiền sẽ ảnh hưởng đến việc thu mua vắc xin ngừa COVID-19 như các loại vắc xin dành riêng cho các biến thể của virus SARS-CoV-2. 

"Ngoài ra, chính phủ liên bang cũng không thể duy trì năng lực xét nghiệm mà chúng ta đã xây dựng 14 tháng qua", thư viết.

Nhà Trắng cho biết các vấn đề khác sẽ chịu tác động bao gồm năng lực phát hiện, đánh giá các biến thể mới xuất hiện cũng như việc phân phối vắc xin, các thiết bị y tế, xét nghiệm và hỗ trợ nhân đạo cho các nước khác trên thế giới.

Giới chuyên gia dự báo số ca nhiễm ở Mỹ sẽ gia tăng thời gian tới trong bối cảnh dịch bệnh tăng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là làn sóng do biến thể phụ BA.2 ở châu Âu. Đức mới đây đã có đến 262.000 ca mắc COVID-19 hằng ngày, tăng mạnh so với hơn 60.000 ca/ngày vào đầu tháng 3-2021.

Mỹ hiện đang ghi nhận khoảng 30.000 ca nhiễm biến thể phụ BA.2, chiếm 23% số ca mắc mới tại nước này, dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết.

Theo giới chuyên gia, trong 2 năm qua, các đợt bùng dịch ở châu Âu thường kéo theo đợt dịch tương tự ở Mỹ trong vài tuần sau đó.

WHO: Dịch COVID-19 toàn cầu tăng trở lại, kéo theo ca tử vong tăng WHO: Dịch COVID-19 toàn cầu tăng trở lại, kéo theo ca tử vong tăng

TTO - Ngày 16-3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết sau hơn một tháng giảm, các ca COVID-19 đã bắt đầu tăng trở lại trên toàn cầu, đặc biệt là tại châu Á, trong tuần qua.

TRẦN PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp