Không khí tại các khu vực trồng hoa Tết đang khá nhộn nhịp, hàng chục nghìn chậu mai đã được nhà vườn ở TP.HCM chưng bán trên nhiều tuyến đường.
TTO - Ngày 31-1 (tức 29 tháng chạp năm Tân Sửu) ghi nhận tại nhiều điểm kinh doanh đào, quất, lan… ở Hà Nội ‘ế’ khách, trong khi đó hoa bó các loại lại đắt hàng. Vì sao?
TTO - Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, thị trường hoa Tết năm nay giảm giá mạnh. Hoa Tết từ các tỉnh miền Đông, miền Tây và hoa đào Hà Nội đưa về Sài Gòn không nhiều nhưng người mua vẫn vắng bóng.
TTO - Sức mua đột ngột chậm lại từ tối 27 Tết đến tận trưa hôm sau khiến các tiểu thương ở nhiều chợ đầu mối hoa cắt cành "run" theo… COVID-19. Tuy nhiên, lực mua bất ngờ tăng mạnh càng làm ngày cuối của giới kinh doanh hoa trở nên kịch tính.
TTO - Tết đến gần là lúc hàng trăm người dân đến chợ Hàng Bè (Hà Nội) để mua đồ cúng theo phong vị Hà thành xưa như gà luộc, xôi gấc, nem gói, rau củ luộc, thịt đông...
TTO - Do thời gian làm bưởi Tết trúng giai đoạn bị giãn cách xã hội, sản lượng giảm mạnh khiến đặc sản bưởi Tân Triều năm nay “cháy” hàng sớm trước Tết.
TTO - Chiều tối 27-1 ở Hà Nội, nhiều tuyến đường chính như Xã Đàn, Tôn Đức Thắng xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài, người dân vất vả di chuyển trong khi khu vực cổng các bến xe lại thông thoáng, thay vì ùn tắc kéo dài nhiều cây số như mọi năm.
TTO - Dù sức mua đang tăng dần, nhiều người bán hoa Tết cho biết vẫn khá chậm so với mọi năm và chưa đạt kỳ vọng nên giá bán có khả năng hạ thêm. Trong khi đó, nhiều người dân có tâm lý chờ giá rẻ vào cận Tết nên chưa vội mua.
TTO - “Mình nói giá là họ đi luôn chứ cũng không trả giá gì hết. Người xem thì có nhưng người mua thì không”, ông Vân Nam, người bán mai trên đường Lạc Long Quân, Hà Nội, tâm sự.
TTO - Trong những ngày Tết này, các địa phương phải đồng loạt kiểm tra các nội dung như giấy phép kinh doanh, an toàn thực phẩm... đối với người bán tại các điểm chợ tự phát xung quanh chợ đầu mối.
TTO - Thay vì để cho dây dưa bò trên mặt đất như lâu nay, nhiều người trồng dưa hấu ở An Giang lại cho dưa hấu leo giàn, mắc võng làm giá cho trái đung đưa trong mùa Tết năm nay.
TTO - Ghi nhận tại TP.HCM, từ sau ngày tiễn ông Táo, sức mua bắt đầu nhích lên mỗi ngày tại các siêu thị, chợ truyền thống. Với sự chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, thị trường Tết năm nay không bị áp lực về giá quá lớn như mọi năm.
TTO - Một lượng lớn hoa đào miền Bắc, quất (tắc) miền Trung, mai và cúc miền Tây Nam Bộ... được người bán đưa về TP.HCM phục vụ mùa Tết.
TTO - Trong những ngày cận Tết, các đặc sản như gà Đông Tảo, heo rừng lai... được nhiều người tìm mua để biếu tặng hoặc tiêu dùng ngày Tết, khiến giá các sản phẩm này "nóng" lên.
TTO - Dù mới xuất hiện và có giá không hề rẻ, đào chuông đã nhanh chóng chiếm trọn cảm tình của những người yêu hoa trong dịp Tết Nguyên đán năm nay vì mới mẻ.
TTO - Các siêu thị chủ động tăng giờ hoạt động để đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Năm nay sức mua hàng Tết tăng chậm và tăng trễ, người dân chủ yếu tập trung mua sắm vào khoảng một tuần cuối cận Tết.
TTO - Thay vì mua đồ trang trí làm sẵn của nước ngoài, trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhiều người dân thủ đô lại hướng tới đồ trang trí Tết mang bản sắc Việt Nam với mong muốn một năm mới bình an.
TTO - Biết sức mua của mùa Tết năm nay sẽ giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, những nhà nông trẻ tại TP.HCM đã đi vào chiều sâu, nâng tầm chất lượng sản phẩm.
TTO - Một số mặt hàng thực phẩm ngoại như đùi, cánh ngỗng của Nga hay phô mai Pháp, đùi heo muối... đã lâm vào cảnh khan hàng trong khi nhu cầu mua để ăn, biếu tặng tăng cao vào dịp Tết.
TTO - Thay vì nhập các xe lớn với 30.000 - 40.000 lá như những năm trước, năm nay các tiểu thương tại chợ lá dong Trần Quý Cáp, Hà Nội chỉ dám nhập nhỏ lẻ khoảng 5.000 lá mỗi đợt vì lượng khách mua giảm.