24/03/2016 13:15 GMT+7

​Hàng nghìn nhà khoa học sáng chế không bằng nông dân

V.V.THÀNH
V.V.THÀNH

TTO - Đại biểu Quốc hội Trần Xuân Hòa (Quảng Ninh) đã đề cập đến ý này tại buổi Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và kế hoạch sử dụng đất 5 năm sáng 24-3.

Đại biểu Quốc hội Trần Xuân Hòa - Ảnh: V.V.T

Đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) cho rằng giai đoạn vừa qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển chủ yếu dựa vào 3 yếu tố là vốn, tài nguyên và lao động giá rẻ.

Bài toán đặt ra cho giai đoạn tới là tìm kiếm động lực phát triển khác, không thể dựa mãi vào 3 yếu tố trên. Trong đó, ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ, nhưng thực tế cho thấy thể chế kinh tế thị trường chưa thấm sâu vào lĩnh vực này.

“Chúng tôi ở trong Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường đi giám sát các cơ sở khoa học công nghệ, thấy rằng tư tưởng bao cấp, xin cho còn rất nặng nề, vì vậy không có động lực để phát triển.

Phải làm sao để cơ chế thị trường thấm sâu vào hoạt động khoa học công nghệ. Chúng ta nên mạnh dạn cơ sở nào không hoạt động được thì giải tán. Chúng tôi thăm Viện khoa học công nghệ  VN, rất hoành tráng, có hàng nghìn nhà khoa học, nhưng hỏi thì sản phẩm khoa học trưng ra cực kỳ hiếm, không đáng kể” - đại biểu Thăng nói.

Phát biểu sau đó, đại biểu Trần Xuân Hòa (Quảng Ninh) cho rằng trí tuệ người Việt Nam không thua kém nước nào trên thế giới, chỉ có điều làm thế nào phát huy sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người VN.

“Ở trên anh Thăng nói về khoa học công nghệ, có lẽ do thể chế, chứ tại sao mới chỉ trình độ tiểu học mà gần 80%-90% các sản phẩm, các công cụ nông nghiệp là do bà con nông dân làm ra, chứ không phải là ở trong các viện. Đến như cái tàu ngầm lại cũng là người dân làm” - ông Hòa nhấn mạnh.

Theo ông Hòa, nếu đi tìm hiểu chi phí tàu ngầm do người dân làm (đã bán cho Malaysia) và tàu ngầm do các nhà khoa học làm thì sẽ thấy khoảng cách hàng trăm lần, và rõ ràng là tàu ngầm dân làm rẻ hơn.

Ông Hòa cũng cho rằng thái độ đối xử của ta với khoa học công nghệ cũng có vấn đề. Đơn cử như việc một nông dân ở Thái Bình sáng chế ra lò đốt rác nhiệt độ cao, lẽ ra cơ quan chức năng cần huy động các nhà khoa học vào hỗ trợ người nông dân này hoàn thiện sáng chế, khắc phục những điểm hạn chế thì lại chê bai và yêu cầu dỡ bỏ một số chi tiết của lò đốt rác để kiểm tra.

V.V.THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp