11/11/2010 06:01 GMT+7

Hàng may mặc, da giày vào Mỹ sẽ khó hơn

TRẦN VŨ NGHI thực hiện
TRẦN VŨ NGHI thực hiện

TT - Tại Hội nghị quốc tế về an toàn sản phẩm và các chất bị hạn chế đối với mặt hàng dệt may và giày dép nhập khẩu vào Hoa Kỳ ngày 10-11, bà Nancy Nord (ảnh), ủy viên Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC), cho biết:

sS38Cuhe.jpgPhóng to
Ảnh: T.V.N.

- Luật bảo vệ người tiêu dùng sửa đổi (CPSIA) đã có hiệu lực từ tháng 11-2010, trong đó lưu ý đặc biệt đối với các loại sản phẩm cho trẻ em như quần, đồ chơi... Doanh nghiệp VN cần biết rằng với quy định mới, hàm lượng chì và một số hóa chất độc hại khác trong sản phẩm giảm rất thấp, đến gần bằng không. Việc chứng nhận sản phẩm cho trẻ em phải dựa trên kết quả kiểm định của bên thứ ba được phê chuẩn bởi CPSC. Hiện tại ở VN chưa có phòng thí nghiệm nào được CPSC công nhận.

* Như vậy các doanh nghiệp VN phải làm gì để sản phẩm được chứng nhận an toàn?

- Tuy việc chứng nhận cho nhà sản xuất nước ngoài là không bắt buộc nhưng trong thực tiễn nhà nhập khẩu Hoa Kỳ vẫn yêu cầu nhà sản xuất nước ngoài thực hiện kiểm định và dùng kết quả đó cho việc chứng nhận. Tính từ bây giờ, VN có ba tháng chuẩn bị cho các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn chống cháy đối với sản phẩm quần áo trẻ em theo chuẩn của CPSC. Trong trường hợp VN vẫn chưa thể hoàn tất các phòng thí nghiệm đạt chuẩn của CPSC thì phải đưa sản phẩm đi kiểm định tại các phòng thí nghiệm đã được CPSC chứng nhận ở các nước khác như Singapore hay Hong Kong.

* Nếu các sản phẩm may mặc, da giày xuất khẩu từ VN vào thị trường Hoa Kỳ bị vướng vào các quy định có trong CPSIA thì CPSC sẽ xử lý thế nào?

- Theo luật mới, sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ nếu vi phạm tiêu chuẩn an toàn sẽ phải bị tiêu hủy. Mức tiền phạt đã được tăng lên tối đa 15 triệu USD/vụ vi phạm, thậm chí được quyền bắt người nếu vi phạm nghiêm trọng.

* Theo Kyodo News, giá trị đồng yen tăng đã tiếp thêm sức cho các công ty Nhật Bản tăng cường hoạt động ra khu vực châu Á. Ngoài việc tham gia niêm yết trên các thị trường chứng khoán châu Á, các công ty Nhật cũng tăng cường mua lại các doanh nghiệp ở nước khác. Kito Corp cho biết kế hoạch mua một công ty sản xuất xe cần cẩu ở Ấn Độ, Nipro Corp mua một công ty sản xuất ống thuốc ở Trung Quốc, Asahi Glass mua phần góp vốn trong một công ty liên doanh ở Hàn Quốc... Các nước Đông Nam Á cũng là đích đến của nhiều công ty Nhật.

* Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo sáu quốc gia chính trong ASEAN đã có thể phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế đạt mức tăng trưởng bình quân 7,3% trong năm nay và 6% trong năm năm tới. VN được cho là sẽ có mức tăng trưởng cao nhất là 7,1% trong giai đoạn 2011-2015, trong khi Indonesia là 6,6%, Malaysia 5,5%, Thái Lan 5,2%, Singapore 4,7% và Philippines 4,6%.

* Liên minh châu Âu (EU) phạt 11 hãng hàng không với tổng số tiền 799,4 triệu euro (1,1 tỉ USD) do sai phạm ấn định giá vận chuyển hàng hóa quốc tế. Các hãng này bị cáo buộc từ tháng 12-1999 đến tháng 2-2006 đã “phối hợp hành động” tính thêm tiền chi phí nhiên liệu, an ninh mà không chiết khấu vào giá vận chuyển.

TRẦN VŨ NGHI thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp