01/07/2021 17:09 GMT+7

Hàng không ở Tân Sơn Nhất giảm đến 'đáy của đáy'

CÔNG TRUNG
CÔNG TRUNG

TTO - Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số tỉnh thành hạn chế chuyến bay khai thác đi, đến từ TP.HCM khiến sân bay nhộn nhịp nhất nước - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất - rơi vào tình cảnh vắng vẻ, đìu hiu.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hành khách đi lại sụt giảm lịch sử khiến cảng hàng không nhộn nhịp nhất cả nước cũng không thoát khỏi cảnh tượng ảm đạm đến xót xa - Video: C.TRUNG

Ghi nhận tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, trái ngược với hình ảnh chen chúc xếp hàng chờ làm thủ tục dịp lễ 30-4 và 1-5, những ngày này tình cảnh ảm đạm đến xót xa, từ khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp sau dịp lễ 30-4 tại TP.HCM. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 1-7, một lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết trong chuỗi ngày nhộn nhịp trước lễ, Tân Sơn Nhất khai thác mỗi ngày 550 - 720 chuyến bay với sản lượng khách đạt 85.000 - 109.000 lượt khách/ngày. 

Nay là hoàn toàn khác, sụt giảm đến mức đáy của đáy. Thống kê lịch khai thác chuyến bay đi, đến Tân Sơn Nhất từ 28-6 đến 1-7 cho thấy số lượng chưa đạt 200 chuyến/ngày, trong đó số chuyến bay quốc nội chỉ duy trì 37 - 59 chuyến/ngày với tổng lượng khách chỉ đạt 3.000 khách/ngày.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho hay, với 2 đợt dịch bùng phát mạnh vào đúng thời điểm bắt đầu giai đoạn cao điểm nội địa là Tết Nguyên đán và nghỉ hè (từ dịp lễ 30-4 và 1-5, đặc biệt từ ngày 31-5 khi TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội toàn TP), hoạt động vận chuyển hành khách nội địa bằng đường hàng không sụt giảm nghiêm trọng với sản lượng hằng ngày chỉ còn 20 - 30% so với giai đoạn tháng 3 và 4-2021.

Thậm chí, các ngày của 2 tuần đầu tháng 6 chỉ tương đương 5 - 10% lượng vận chuyển trung bình tháng 4.

Hàng không ở Tân Sơn Nhất giảm đến đáy của đáy - Ảnh 2.

Tân Sơn Nhất vắng lặng từ ngoài vào trong. Các dãy cà phê như Highlands, Starbucks... vốn nhộn nhịp khách nay "cửa đóng then cài", ghế ngồi, dù che phủ bụi - Ảnh: C.TRUNG

Hàng không ở Tân Sơn Nhất giảm đến đáy của đáy - Ảnh 3.

Các làn xe thông thoáng, vắng vẻ, không còn cảnh chen chúc đón đợi khách nhộn nhịp như trước - Ảnh: C.TRUNG

Hàng không ở Tân Sơn Nhất giảm đến đáy của đáy - Ảnh 4.

Sau 12h, sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu thưa thớt khách - Ảnh:C.TRUNG

Hàng không ở Tân Sơn Nhất giảm đến đáy của đáy - Ảnh 5.

Nhiều hành khách mặc đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân để phòng chống dịch - Ảnh: C.TRUNG

Hàng không ở Tân Sơn Nhất giảm đến đáy của đáy - Ảnh 6.

Bên trong nhà ga, không gian vắng lặng, khác hoàn toàn so với trước đây - Ảnh: C.TRUNG

Hàng không ở Tân Sơn Nhất giảm đến đáy của đáy - Ảnh 7.

Ở mọi khu vực của sảnh nhà ga A, sân bay vắng hoe. Nhiều nhân viên hãng bay cho biết sau 3h chiều là tắt máy làm thủ tục, thu xếp hành lý để kết thúc ca trong ngày - Ảnh: C.TRUNG

Hàng không ở Tân Sơn Nhất giảm đến đáy của đáy - Ảnh 8.

Hành khách đi chuyến bay của Vietnam Airlines, trước khi vào lối thủ tục an ninh, nhân viên sẽ kiểm tra lại tờ khai y tế. Đặc biệt với hành khách khai báo online phải ký xác nhận vị trí ghế ngồi, số hiệu chuyến bay... - Ảnh: C.TRUNG

Hàng không ở Tân Sơn Nhất giảm đến đáy của đáy - Ảnh 9.

Vắng khách, gần 90% số lượng quầy thủ tục của các hãng tắt máy, tạm dừng hoạt động - Ảnh: C.TRUNG

Hàng không ở Tân Sơn Nhất giảm đến đáy của đáy - Ảnh 10.

Sảnh Vietjet vốn luôn đông đúc khách nhưng sau 12h là kết thúc chuyến bay trong ngày khiến không gian ở sảnh này đìu hiu - Ảnh: C.TRUNG

Hàng không ở Tân Sơn Nhất giảm đến đáy của đáy - Ảnh 11.

Khu vực phòng chờ cho khách VIP vắng vẻ - Ảnh: C.TRUNG

Hàng không ở Tân Sơn Nhất giảm đến đáy của đáy - Ảnh 12.

Máy bay nằm la liệt trên đường lăn. Cục Hàng không Việt Nam cho biết trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khai thác, bảo dưỡng tàu bay, kéo theo số lượng tàu bay phải bảo dưỡng, bảo quản không ngừng tăng lên - Ảnh: C.TRUNG

Ảnh hưởng của dịch bệnh, trong năm 2020, thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) cho thấy 3 hãng Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo lỗ khoảng 16.000 tỉ đồng. Đến nay, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng đã lên tới 36.000 tỉ đồng (riêng VNA 20.000 tỉ đồng). 

Trong khi đó, đợt bùng phát dịch lần 3 và thứ 4 vào dịp cao điểm tết cổ truyền và hè đã khiến doanh thu hàng không giảm sâu (riêng tháng 5 và tháng 6 doanh thu giảm 90% so với cùng kỳ năm 2020) làm các hãng càng suy kiệt.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam, dự báo tình hình năm 2021 sẽ cải thiện so với năm 2020, đặc biệt vào nửa cuối năm 2021 khi việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 được đẩy nhanh tại Việt Nam và thế giới.

Đặc biệt, tại nhiều thị trường trọng điểm của hàng không Việt Nam như Đông Bắc Á, châu Âu sẽ đủ điều kiện tạo miễn dịch cộng đồng, làm cơ sở từng bước mở quý 3, đầu quý 4 năm nay.

"Dự báo thị trường hàng không Việt Nam sẽ bắt đầu phục hồi từ giữa quý 3-2021 với sản lượng thông qua các cảng hàng không của Việt Nam năm 2021 ước đạt trên 70 triệu hành khách", Cục Hàng không Việt Nam nêu.

Cần nhiều hỗ trợ cho hàng không Cần nhiều hỗ trợ cho hàng không

TTO - Đối diện với đợt dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4, nhiều doanh nghiệp hàng không đang hết sức khó khăn. Không chỉ cắt giảm nhân sự, hàng loạt các chi phí, đặc biệt là nợ ngân hàng, đang là gánh nặng rất lớn.

CÔNG TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp