01/04/2016 12:23 GMT+7

Hàng chục người vẫn kẹt trong vụ sập cầu vượt ở Ấn Độ

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TTO - Hàng trăm nhân viên cứu hộ ở Ấn Độ đã làm việc suốt đêm để giải cứu hàng chục người bị kẹt dưới đống đổ nát trong vụ sập cầu vượt ở thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, Ấn Độ.

Hiện trường vụ tai nạn sập cầu vượt ở miền Đông Ấn Độ ngày 31-3 - Ảnh:Reuters
Hiện trường vụ tai nạn sập cầu vượt ở miền Đông Ấn Độ ngày 31-3 - Ảnh:Reuters

Hãng tin AFP cho biết tính đến trưa 1-4, ít nhất 22 người đã thiệt mạng và khoảng 100 người bị thương trong tai nạn thương tâm này. 

Bộ trưởng quản lý thiên tai bang Tây Bengal, ông Javed Ahmed Khan cho biết số người chết còn có thể tăng cao so với hiện nay do những tấm bêtông và các thanh thép khổng lồ đang chôn vùi không ít người bên dưới.

Cây cầu vượt trên bắc ngang một con đường sầm uất ở thành phố miền đông Ấn Độ Kolkata. Cây cầu này đang trong quá trình xây dựng đã bất ngờ đổ sập xuống dòng người và xe cộ đang đi trên đường.

Người phát ngôn của Lực lượng phản ứng thiên tai quốc gia Ấn Độ (NDRF), Anil Shekhawat cho biết có 92 người đã được cứu nhưng vẫn còn điều trị trong các bệnh viện.

“Có khoảng 400 người từ NDRF và 300 binh lính cùng hàng trăm cảnh sát và quan chức địa phương đã tham gia cứu hộ”- người phát ngôn của NDRF, Anurag Gupta cho biết.

Nhiều cư dân địa phương sống gần hiện trường tai nạn cho biết hiện giờ họ không dám về nhà vì lo sợ cây cầu đang sập sẽ sập thêm những phần liên quan và có thể khiến nhà họ sập theo.

“Chúng tôi nghe một tiếng ầm rất lớn và nhà cửa rung lên bần bật. Lúc đầu, tôi nghĩ đó là một trận động đất. Chúng tôi phải rời nhà của mình vì ai biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa”- cư dân 45 tuổi Sunita Agarwal cho biết.

Chính quyền thành phố Kolkata đã cho đóng cửa văn phòng công ty xây dựng IVRCL, nhà thầu chính xây dựng cây cầu trên để điều tra. Cảnh sát đã lập hồ sơ cáo buộc công ty này tội danh “giết người”.

IVRCL trúng thầu dự án trên với thời hạn hoàn thành và bàn giao công trình trong vòng 18 tháng với tổng ngân sách đầu tư gần 25 triệu USD. Công trình được khởi công từ năm 2009 nhưng sau 7 năm chỉ mới hoàn thành khoảng 55% các hạng mục do thiếu tiền.

Thủ hiến bang Tây Bengal, ông Mamata Banerjee tuyên bố sẽ “không dung thứ” cho những người có trách nhiệm đứng sau thảm họa này.

MỸ LOAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp