Bản quyền Kaspersky lậu được rao bán trên một chợ điện tử - Ảnh chụp màn hình
Cụ thể, hàng loạt lời rao bán mã bản quyền phần mềm bảo mật Kaspersky giá rẻ giảm 40-50% đang xuất hiện trên các chợ trực tuyến. Tuy nhiên đây lại là phần mềm giả được nhúng mã độc, nên người dùng dễ dàng gặp các nguy cơ bảo mật như mất dữ liệu trên máy tính, bị đánh cắp thông tin giao dịch ngân hàng trực tuyến, tài khoản mạng xã hội... có thể dẫn đến hậu quả rất nặng nề. Do đó người dùng nên cẩn trọng mua phần mềm chính hãng.
Theo ông Ngô Trần Vũ - giám đốc điều hành Công ty TNHH bảo mật Nam Trường Sơn (NTS Security): "Chúng tôi đã rà soát những shop trực tuyến bán hàng giả mạo để báo với các mạng bán lẻ, tuy nhiên việc liên hệ các bên này khá nhiêu khê. Liên hệ dẹp được shop này thì shop giả khác lại mọc ra như nấm. Do đó, chúng tôi mong muốn các chợ trực tuyến hay mạng bán lẻ có kênh thông báo hàng giả hiệu quả hơn".
Nhà mạng VinaPhone cũng vừa phát hiện nhiều người dùng di động bị nhầm lẫn tổng đài chăm sóc khách hàng của hãng. Theo đó, một số tổng đài mạo danh VinaPhone bằng hình thức chạy quảng cáo trên mạng, ví dụ khi khách hàng tìm kiếm các từ khóa như "tổng đài VinaPhone"... ngay lập tức kết quả tìm kiếm hiện ra đầu tiên sẽ là các website của đầu số 1900xxxx.
Khi bấm vào các đường dẫn trên và thực hiện cuộc gọi đến các tổng đài này sẽ bị trừ cước phí rất cao. Đại diện VinaPhone cho biết họ chỉ có một đầu số chăm sóc khách hàng duy nhất là 18001091, người dùng cần lưu ý để tránh bị trừ tiền oan.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận