12/03/2013 02:34 GMT+7

Hàn Quốc tạm ngưng tiếp nhận mới lao động đi biển

HỒ VĂN
HỒ VĂN

TT - Ông Nguyễn Hải Nam, trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, cho biết Hiệp hội Thủy sản và Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã tạm ngưng tiếp nhận mới lao động Việt Nam trong lĩnh vực đi biển gần bờ. Nguyên do: lượng lao động bỏ trốn của sáu công ty phái cử lao động đã vượt ngưỡng cho phép là 15%.

Được biết, từ năm 2011 Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc đã cấp phép cho bảy công ty XKLĐ Việt Nam phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc trên tàu cá gần bờ (trong đó có một công ty đã bị cắt giấy phép cuối năm 2012). Mỗi năm, các công ty Việt Nam đưa 400-500 lao động sang Hàn Quốc trong lĩnh vực này với thu nhập khoảng 1.000USD/tháng/lao động. Tuy nhiên, tỉ lệ bỏ trốn ngày càng tăng khiến phía Hàn Quốc tạm ngưng cấp quota mới để xem xét. Ông Nam cũng cho biết quota mới bị tạm ngưng nhưng hồ sơ lao động của quota cũ vẫn được các chủ tàu phía Hàn Quốc tiếp nhận.

Như vậy, sau chương trình cấp phép mới lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS) bị ngưng, nay chương trình đi biển gần bờ cũng tạm thời bị ngưng. Điều này gây thiệt hại lớn cho người lao động cũng như thu hẹp thị trường XKLĐ của Việt Nam.

* Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia cho hay nước này đã quay trở lại thu thuế levy (loại thuế người lao động nước ngoài phải nộp cho nhà nước sở tại). Trước đó, từ năm 2009 khoản thuế này được Chính phủ Malaysia quy định các chủ doanh nghiệp phải đóng cho người lao động. Đây được coi là động thái chính phủ sở tại giảm áp lực tăng lương cho các doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1-1-2013 tại Malaysia.

Trước đó từ đầu năm 2013, tiền lương cơ bản của người lao động tại Malaysia được tăng từ 546RM/tháng lên 900RM/tháng (đơn vị tiền tệ Malaysia, 1 RM tương đương 7.000 đồng). Tuy nhiên, theo Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia, thời điểm tăng lương cũng là lúc các doanh nghiệp đang chịu áp lực khủng hoảng kinh tế. Vì thế, các doanh nghiệp đã đòi chính phủ chuyển phần thuế levy lâu nay doanh nghiệp đóng sang người lao động (công nhân nhà máy nộp 1.250 RM/năm, lao động dịch vụ nộp 1.850 RM/năm). Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được phép trừ tiền nhà của người lao động nước ngoài (vốn được miễn lâu nay), tăng thời gian thử việc từ ba tháng lên sáu tháng với lao động mới.

Như vậy, dù được tăng lương từ đầu năm 2013 lên khoảng 300RM/tháng/lao động nhưng lại bị trừ các khoản khác nên thực chất thu nhập của đa số lao động nước ngoài tại Malaysia vẫn không tăng. Malaysia hiện cũng là một thị trường có nhiều lao động VN. Điều này - theo các công ty XKLĐ - sẽ càng làm khó tuyển lao động VN cho thị trường Malaysia vốn đã bị người lao động chê lương thấp lâu nay.

HỒ VĂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp